Minh bạch tài chính luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của những nơi nhận quyên góp từ thiện. Nhưng sự thật thì có đúng như vậy không? Họ minh bạch đến mức nào? Tôi có thể dễ dàng kiểm tra được số tiền quyên góp của tôi đang được dùng làm gì không? Ngoài ra, họ có sợ bị quản lý bởi những người quyên góp tiền không? Sự minh bạch có làm tổn hại đến hoạt động phi lợi nhuận của họ chút nào không?
_____________________
u/babblepedia (3 points)
Tổ chức phi lợi nhuận mà tôi đang làm việc cho đến gần đây (một tổ chức nghệ thuật) hoàn toàn không minh bạch với các nhà tài trợ. Họ thà chịu mất tiền để không công bố tài chính còn hơn là hiển thị doanh thu và các chi tiêu. Một phần của điều này cũng là về việc che giấu cho nhân viên biết số tiền mà các giám đốc điều hành và giám đốc khác kiếm được.
Kiểm toán viên được nhà nước ủy nhiệm đã đến thăm văn phòng của chúng tôi để xem qua các hồ sơ giấy (không có hồ sơ điện tử ở đây) và ngồi đối diện với tôi. Cô ấy liên tục kêu lên những thứ như “Tại sao (ED) lại chi phí thanh toán bằng ô tô khi tổ chức này không sở hữu ô tô??” và “Tôi xin lỗi, nhưng tôi không tin rằng (CMO) thực sự đã chi 10,21 đô la tại Taco Bell vì lý do công việc trong một tuần không đi du lịch …”
Tổ chức tôi làm đã phải vật lộn để có được các nhà tài trợ trong những năm gần đây. Một số ít nhà tài trợ mà họ có đều là những người đóng góp rất lớn, những người dường như không bận tâm đến tình trạng tài chính không rõ ràng… để đổi lấy việc chuyên quyền trong quá trình tuyển dụng.
_____________________
u/el_pedrodude (2 points)
Về mặt dữ liệu, tại những nơi tôi đã làm việc, họ đều có các mức minh bach4 khác nhau tùy thuộc vào loại hình quyên góp. Chúng tôi có thể tăng chi tiêu cho quỹ ủy thác (và tài trợ theo luật định) xuống cấp độ mục riêng lẻ. Quỹ hạn chế (đối với các chiến dịch và dòng cụ thể) có thể truy xuất đến trung tâm chi phí tài chính (nhưng không dễ dàng liệt kê ra hết những gì chúng tôi thực sự đã mua) không khả thi để theo dõi những gì chúng tôi đã chi.
Cũng không đáng để nỗ lực triển khai cơ sở hạ tầng để làm như vậy đối với một số ít nhà tài trợ muốn chi tiết đó. Như u/RARBird đã ám chỉ, đối với hầu hết mọi người, nó liên quan đến chi phí và lợi ích. Chi phí minh bạch so với lợi thế thương mại thu được. Và giống như bạn nói, minh bạch hơn thực sự có thể gây bất lợi khi khiến bản thân phải hứng chịu những sự giám sát của người quyên góp.
Minh bạch về quy trình ra quyết định của cấp hội đồng quản trị và giám đốc điều hành? Cái đó mà minh bạch là có nhiều cái hay lòi ra lắm đó nha…
>u/RARBird (2 points)
Nếu các vấn đề về tính minh bạch / quản lý tài chính là một vấn đề trong tổ chức, thì tôi khuyên là nên chi tiền cho kiểm toán để đỡ lằng nhằng. Đối với tổ chức nhỏ của tôi, phí là 7 nghìn đô la và đáng giá từng xu vì những vấn đề trong quá khứ với dòng tiền và thực hành kế toán yếu kém.
Đối với chi tiêu theo từng khoản mục, ít nhất là trong các tổ chức quy mô nhỏ hơn, tôi chưa bao giờ tìm thấy điều gì dễ dàng hơn các bản tóm tắt của Quick Book cho các nhà quyên góp.
Tính minh bạch trong việc ra quyết định? Rất tiếc. Đụng tới cái đó thì căng á…
_____________________
u/JoeTony6 (1 point)
Tôi đã làm việc cho bốn tổ chức khác nhau trong phạm vi 2-6 triệu đô la. Tất cả đều có các cuộc kiểm toán đầy đủ hàng năm, tất cả đều được kiểm soát nội bộ khá kỹ lưỡng (một trong số đó thì thật sự đáng kinh ngạc), và hai công ty có báo cáo tài chính được kiểm toán hàng năm và 990 được lưu trữ trên trang web của tổ chức.
Việc đăng báo cáo hàng năm, 990 và các sao k tài chính đã được kiểm toán lên trang web thì có tốn nhiều công sức gì đâu.
_____________________
Dịch bởi Chien Tranh
