Sao Thủy – Mercury (☿)

Sao Thủy là Hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời của chúng ta và là hành tinh gần Mặt Trời nhất, kích thước của Sao Thủy chỉ lớn hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất.

Từ bề mặt của Sao Thủy, mặt trời sẽ lớn gấp ba lần so với khi nhìn từ Trái đất và ánh sáng mặt trời sẽ sáng hơn bảy lần. Mặc dù gần với mặt trời, nó không phải là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời của chúng ta – danh hiệu đó thuộc về Sao Kim, nhờ bầu không khí dày đặc của nó.

Sao Thủy là hành tinh di chuyển nhanh nhất trong hệ mặt trời của chúng ta – với tốc độ gần 29 dặm (47 km) mỗi giây. Khi một hành tinh càng gần với mặt trời, nó càng đi nhanh, điều đó cũng khiến Sao Thủy có năm ngắn nhất trong tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta với 1 năm = 88 ngày Trái Đất.

Sao Thủy là một hành tinh đất đá và có bề mặt lởm chởm với các hố thiên thạch tương tự như mặt trăng của Trái Đất. Sao Thủy có bầu khí quyển mỏng được cấu tạo chủ yếu là oxy (O2), natri (Na), hydro (H2), helium (He) và kali (K).

Bởi khoảng cách gần mặt trời cũng như bầu khí quyển mỏng, Sao Thủy bị tấn công liên tục bởi bức xạ mặt trời nên không tồn tại sự sống.

Sao Thủy không có vệ tinh bay xung quanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *