LUDOVIC DE SAINTSERNIN – Ann Demeulemeester: MỐI TÌNH NGẮN NGỦI?

Dù chưa có thông tin chính thức từ nhà thiết kế trẻ 32 tuổi này cũng như tập đoàn chủ quản Antonioli nhưng có rất nhiều kênh báo thời trang chính thống đã đưa thông tin về việc Ludovic de SaintSernin sẽ rời khỏi AnnD với cương vị Creative Director chỉ vỏn vẹn sau 2 tháng – đúng một mùa duy nhất. Ngay trước đó thì founder kiêm CD của thương hiệu Rhude được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện tại là Rhude (một brand lấy nhiều yếu tố của streetwear nhưng ở phân khúc cao cấp hơn) cũng rời Bally – một thương hiệu cao cấp của Thụy Sĩ được thành lập vào 1851 chỉ sau 02 năm.

Câu chuyện này nếu ai yêu thích thương hiệu AnnD nói chung và nữ fashion designer đồng tên nói riêng. Đã có những hoài nghi, những thứ không bằng phẳng ngay từ khi có thông tin về 1 nhà thiết kế cá tính mạnh và thành công khi còn khá trẻ tiếp quản một thương hiệu rất đặc thù với những khách hàng cũng đầy tính thẩm mỹ như AnnD.

Ludovic không hẳn là “phá” những gì mà AnnD đã làm (Chỉ là nó không hợp mắt với những người khó tính mà thôi, nhưng thời đại mà – phải tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới dù có điều gì xảy ra đi chăng nữ) mà là tiếp tục câu chuyện của AnnD theo cách của riêng mình. Từ khi nhận làm Creative Director cho thương hiệu thì nhà thiết kế trẻ này đã không ngừng tìm hiểu thông qua kho tàng của nhà mẫu để “tìm thấy bản thân” trong đó.
Sự vượt trội của DNA’s Ludovic De SaintSernin tại AnnD debut collection là điều dễ dàng nhận ra dù có trung hòa được những silhouette ôm sát cơ thể, đường may không đối xứng hay phần bồng bềnh ở eo hay cổ/cổ tay. Khác biệt hoàn toàn với vẻ đẹp thầm lặng của bà AnnD nhưng những kiểu gợi cảm quyến rũ này của Ludovic vốn dĩ là thứ mà ai cũng biết tới và chắc hẳn những người sở hữu thương hiệu cũng biết điều này. Thời đại 4.0 lại yêu thích những vẻ đẹp này – chỉ là hãy biến sự “Thô tục của cơ thể” thành vẻ đẹp của nghệ thuật mà thôi. Sở trường của Ludovic de Saint Sernin Và chắc chắn, nếu nhìn vào bài học của Mugler với bàn tay của Casey thì tiềm năng về tính thương mại và phủ rộng của AnnD dưới thời Ludovic de Saintsernin chắc sẽ có hơn là một AnnD quá lowkey và ít người biết.

Và thực tế đã minh chứng những nỗ lực của Ludovic trong việc mang nguồn năng lượng mới cho thương hiệu AnnD là không phải không có hiệu quả trong việc tạo ra giá trị truyền thông và sự thích thú đến từ những người tiêu dùng trẻ. Nhiều người nổi tiếng – tiêu biểu nhất vẫn là ngôi sao của Euphoria : Hunter Schafer cũng đã sử dụng look đầu tiên của bộ sưu tập với “Feather bra” / “Chiếc áo lông chim”. Đồng thời điểm, các retailers lớn có tiếng cũng bắt đầu tìm cách kết nối lại với AnnD để mua đồ số lượng lớn (Wholesaler, bulkbuyer luon có một vai trò quan trọng trong việc phân phối và doanh thu của các fashion brand).

Tuy nhiên,

Hăng say là thế – sự thật phũ phàng không thể tránh khỏi được. Những tín hiệu tích cực không thể che lấp được những khoảng cách và khác biệt mà chính Ann Demeulemeester đã thiết lập ở một khoảng thời gian rất lâu. Chính từ điểm gãy đó mà những bất đồng có lẽ đã nảy sinh giữa công ty chủ quản của thương hiệu AnnD và Saint Sernin. Chắc chắn với nhà thiết kế trẻ này rất tham vọng và có đủ cái tôi để phát triển AnnD theo một hướng đi mới nhưng hồi sinh một thương hiệu không phải là dễ.

AnnD khá tương đồng với Balenciaga trước khi Demna tới về mặt nhận diện thương hiệu đối với người tiêu dùng trẻ tuổi. Khác một cái là AnnD không có một back-up hùng mạnh về tài chính và nhân lực như Kering Group vì vốn dĩ thương hiệu này phản ánh cái tôi của nhà thiết kế sáng lập AnnD, rất ẩn mình. Mà cũng chính vì thế mà nhiều người yêu thích AnnD, cái thời trang ít người biết của bà – cái vẻ đẹp huyền bí đấy. Và tất nhiên, họ trung thành với AnnD tới ngày nào mà bà còn làm.
Một mặt khác AnnD có mức giá mặt bằng chung khá cao – cao hơn hẳn những thương hiệu xa xỉ khác mà gen Z biết và yêu thích như Louis Vuitton, Gucci hay Balenciaga. Mức độ thẩm mỹ chọn lọc cũng rất cao và ngay cả thương hiệu cũng không có nhiều các chiến dịch truyền thông quảng bá, rất truyền thống và theo kiểu “Hữu xạ tự nhiên hương”. Mức giá cao không thể tiếp cận nhiều được và cũng không thể giảm giá liên tục được để tiếp cận với giới trẻ như thế được – bất chấp cả việc Saint Dernin có làm ra những mẫu Gen Z có thể mặc được và tạo ra xu hướng nhưng mức giá là một điều cực kì lớn. Tình yêu thương hiệu giữa AnnD và khách hàng mới cũng chưa đủ để thuyết phục, còn với khách hàng trung thành thì rõ ràng họ còn chưa thích nghi với kiểu “lộ da lộ thịt” đặc trưng của Saint Sernin, họ yêu AnnD cũ hơn.

Chắc chắn nhà Claudio Antonioli rất đau đầu trong việc này – vừa muốn đổi mới và hồi sinh thương hiệu (Đó là lí do vì sao họ mời Saint Sernin), vừa không muốn mất khách hàng trung thành và di sản truyền thống của AnnD (Nên nhớ là Claudio Antonio là typical Italian) . Hẳn là trong phòng họp có nhiều cuộc tranh cãi nổi ra và nhiều lúc không thể tìm được tiếng nói chung.

Thực sự Ann Demeulemeester muốn đẩy mạnh hơn là nhiều câu chuyện. Đầu tiên là vấn đề về tài chính, sản xuất – có thể nói là công nghiệp hóa hơn thì AnnD không phải là một thương hiệu như thế, dù là Ready-to-wear nhưng stock của brand cũng khá ít. Việc relaunch lại cũng đòi hỏi rất nhiều tiền và đánh giá lại tiềm năng phát triển của AnnD với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác. Liệu nó có hợp lí với 1 tài năng quá trẻ như Saint Sernin, liệu nó có mở ra 1 era mới với AnnD hay không? Mà các bạn biết đấy, một khi đã có áp lực về tiền thì các fashion designer sẽ không còn sự tự do hoàn hảo nữa. Giống như case của Raf Simons và Calvin Klein vậy, có quá nhiều điểm gãy.

Chà..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *