PEAKY BLINDERS – GIA ĐÌNH TỘI PHẠM 

Chắc ở đây, nhiều người cũng biết về Peaky Blinders – một TV crime series được sản xuất bởi đài BBC kể về một trong những bóng tối của lịch sử nước Anh , gia đình tội phạm “Peaky Blinders”. Tất nhiên, nội dung phim ai cũng rành – nhưng mình sẽ nhắc nhiều hơn về tầm ảnh hưởng của “Peaky Blinders” khi một phần nào đó đã trỗi dậy được tinh thần “Gentlemen Style” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thị trường thế giới.

Và thêm một bằng chứng nữa cho việc câu nói “Không một cái gì là hoàn hảo hay tuyệt đối vậy”. Thời trang là một vòng tròn, chúng sẽ quay lại vào ở một thì tương lai – khi được nhắc lại bởi 1 sự kiện gì đấy (Ở đây theo mình nghĩ thì bộ phim này viral cũng là 1 phần của sự kiện). Thời điểm 2006/2007 thì khi streetwear manh nha lấn chiếm nền công nghiệp thời trang, người ta cũng hô hào rằng “Casual wear đã chết, Gentle ư – quá lỗi thời” và thời điểm hiện tại “Streetwear đã chết?”. Như mình luôn nói, cái gì đã trở thành văn hóa, thành lịch sử thì nó không bao giờ chết – chỉ là nó giảm độ nhận diện, được nuôi dưỡng bởi những con người yêu thương thực sự và chờ đợi trở lại bởi những mốc, những sự kiện đặc biệt mà thôi.

Quay trở lại về “Peaky Blinders” – xứ sở sương mù Anh Quốc luôn là đất nước của những người đàn ông với phong cách mặc lịch thiệp. Sẽ nhiều người biết hơn khi nhắc về “Kingsman” franchise movie cùng với câu nói nổi tiếng “Suits là bộ giáp của 1 quý ông” – thì Peaky Blinders cũng như vậy. Qua 5 mùa – Peaky Blinders ngày càng thể hiện được sự ảnh hưởng của mình tới công chúng – ngoài nội dung tràn đầy bạo lực, băng đảng và sexual – đó là phong cách của thập niên 1920s. Nhiều người đã được “Cổ vũ” tinh thần – và những bộ suits đã xuất hiện lại và nhiều hơn trên những con đường, những đôi boots cùng với kiểu mũ nồi newboys, mũ phẳng đang trở lại thế giới thời trang. Trong một rừng những bộ phim anh hùng cùng các outfit mang tính hiện đại, tương lại và Cyberpunk chúng ta khó có thể ứng dụng 1 cách dễ dàng – thì Peaky Blinders lại là 1 đặc sản chính hiệu khi gợi nhớ về 1 quá khứ cũng như cách ăn mặc của 1 gã “Đàn ông thứ thiệt”.

PEAKY BLINDERS – SỰ THẬT.

Thực ra thì bộ phim này dựa trên một sự kiện lịch sử có thật. Birmingham cuối những năm 1880s và đầu thập niên 90s chứng kiến sự thống trị của các băng đảng. Nước Anh lúc đó đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa – tuy nhiên không đảm bảo được cho việc những người lao động thoát nghèo. Chính quyền tư bản cùng như phân hóa giai cấp đã tạo tiền đề cho việc sản sinh ra những băng đảng hoạt động ngầm và là 1 con bài chủ chốt trong việc thâu tóm quyền lực của nước Anh hồi đó.

Peaky Blinders ban đầu chỉ là một băng đảng tội phạm trong thời kinh tế mở mang. Nhưng sau này cụm từ trở thành một khái niệm chung dành cho những thành phần tội phạm trong thành phố Birmingham. Dù thực tế, các thành viên của Peaky Blinders trong miêu tả của những hồi kí lịch sử trông không được “Thời trang” và “Sành điệu” như trong phim – nhưng căn bản (Các bạn có thể thấy trong hình) đó vẫn là những đặc trưng thời trang của nước Anh cũng như cả giai đoạn thập niên 90s.

Peaky Blinders thực tế được biết tới bởi trang phục đặc trưng của họ – bao gồm flat caps, cà vạt và quần tây – kết hợp các phụ kiện đi kèm. Để tăng tính nhận diện, họ thường sử dụng các nút khuy bằng đồng sáng loáng trên áo khoác để thể hiện tính chất của băng đảng (Như Mafia Nhật có huy hiệu vậy). Trong khu ổ chuột của Birmingham, Peaky Blinders như những gã tội phạm bảnh bao y chang như trên phim vậy (Chỉ tội là không nổi tiếng bằng thôi).

THỜI ĐIỂM THẬP NIÊN 1990s

Peaky Blinders đại diện cho phong cách menswear hay thời trang nam tại thời điểm chuyển giao nền kinh tế và cũng như giữa hai thế kỉ. Thời trang nam lúc đó đang dần tái định hình lại, thoát ra khỏi sự cứng nhắc cũng như mang âm hưởng của thời Victoria (Victoria Era) và sự hiện đại.
Như các bạn coi phim sẽ thấy – thời điểm 1920s , một quý ông/ một gentleman sẽ có xu hướng đội một quả mũ nồi/ hay newboys, flatcap, một bộ suits và không thể thiếu đi được là một quả coat dài tới cổ chân. (Mà mặc đi làm hằng ngày đó nha). Cái sự làm khung vai của bộ coat cũng phức tạp không kém, các thợ may sẽ chú ý tới việc nhấn mạnh phần này vì theo quan điểm của người mặc – đàn ông là phải “Vai to sức rộng” mới nam tính.

Tới tận 80-100 năm sau, phong cách này vẫn không hề cũ kĩ mà sẽ được tùy chỉnh cho việc dễ dàng mặc hơn cũng như khí hậu càng nóng. Nếu bạn mặc y chang “Peaky Blinders” – một bộ phim về nước Anh trước đây – tại thời điểm 2020 hiện tại, cũng chẳng ai nói gì. Có chăng – sẽ mix and match cùng các phụ kiện hiện đại hơn, các chi tiết cổ và áo trong mới hơn – thay quả chuông đồng hồ dây bằng con đồng hồ cơ mới (Maybe?)
Một chi tiết nữa – các bạn có thể thấy trong “Peaky Blinders” đó là sự Tối và Lạnh. Màu sắc trang phục mà “Peaky Blinders” thể hiện ra – hầu hết là các tone màu không quá nổi trội. Điều này cũng dễ hiểu khi mà thời điểm đó, cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra, các thành phố công nghiệp như Birmingham đầy bụi than và bồ hóng. Việc chọn các màu tối sẽ đảm bảo trang phục trông không bị quá dơ cũng như tăng thêm độ bền bằng chất liệu dày và thô. Thực tế thì, những bộ suits hay trang phục nam giai đoạn đó sẽ mang tính chất như vậy – và những người dân nghèo ở Birmingham không quá đủ kinh tế để trang bị cho mình nhiều sự thay đổi quần áo đến như vậy.

Peaky Blinders – Bám sát thực tế

Một trong nhữn giá trị thời trang và ứng dụng của bộ phim đó là tính ứng dụng vào thực tế cũng như sự tôn trọng lịch sử. Tommy Shelby và gia đình của gã, đều có chung một quy chuẩn riêng về đồng phục. Đó là bộ Suits ba mảnh, giày oxford có dây buộc, mũ newsboy, overcoat (áo khoác) và detachable collar shirt (Là áo sơ mi mà tháo được cổ ý). Các thành viên cấp cao thể hiện mình bằng những chiếc áo sơ mi tháo cổ vì giá thành cho nó là khá mắc – do đó các nhân vật thấp hơn sẽ mặc các áo không có cổ (Bạn xem phim để ý sẽ thấy). Ngoài ra, việc làm tội phạm mang tới cho Peaky Blinders rất nhiều của cải – nhưng họ vẫn chọn những trang phục không quá hào nhoáng để tạo sự đồng nhất của gia đình và các thành viên. Trong đó phải kể tới quả mũ Newboys, được coi là biểu tượng của Peaky Blinders. (Có tiền đủ mua mũ lông, mũ soang chảnh rồi – nhưng không, bố mày thích vậy).

Vậy tại sao Peaky Blinders lại chọn trang phục như một quý ông vậy?

Đó là thời cuộc, những gã mafia muốn thể hiện địa vị và khả năng thời trang của mình dù họ chẳng phải là giới quý tộc thực thụ. Ngoài ra, quần áo là 1 thứ để Peaky Blinders thể hiện sức mạnh của họ trong khu công nghiệp Birmingham, cũng như thái độ thách thức với giới chính trị và thượng lưu trong cuộc chiến dành quyền lực.
Chi tiết quyền lực còn được thể hiện qua việc đeo cà vạt hay là nơ. Thông thường cà vạt sẽ được chọn theo màu sắc của bộ suits mà các nhân vật mang lại, và màu sắc cũng thể hiện được thứ bậc trong gia đình tội phạm. Tuy nhiên Arthur Shelby lại đeo nơ – vì thứ nhất nó thể hiện sự trẻ trung và cấp dưới đối với Tommy Shelby (Mặc dù ông em trai này trông già hơn ông anh vcl =)) ).

TOMMY SHELBY – LÃNH TỤ CỦA PEAKY BLINDERS.

Và là nhân vật yêu thích nhất của cả series, Tommy thể hiện mình là 1 gã đầu đàn không chỉ ở tài lãnh đạo mà còn nằm ở trang phục. Tommy là nhân vật nam duy nhật có mặc coat mà có cổ bằng nhung cũng như phần chain bằng vàng (Tùy season). Ngoài ra sau này, nhân vật Tommy còn tiến hóa trang phục của mình bằng các phụ kiện thời đại mới hơn như dây nịt/belt và màu sắc của coat, cà vạt.

Bài viết này – chưa đủ thông tin và chi tiết cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về style của Peaky Blinders nói riêng và cả thời đại đó nói chung. Nhưng mình mong rằng, nó sẽ là tiền đề để cho các anh hay các bạn có niềm đam mê với “Gentleman Style” phổ cập cho giới trẻ nhiều hơn về 1 phong cách “Nam tính” và không bao giờ lỗi thời này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *