Ở ĐẠI HỌC, BẠN ĐÃ TỪNG TRẢI NGHIỆM ĐƯỢC QUY TẮC “VI DIỆU” NÀO CHƯA?

Ở kí túc xá đại học có một hiện tượng vô cùng kì lạ. Đó là: Đọc sách học tập lại trở thành một việc cần phải trốn tránh và dễ bị trào phúng, “cà khịa”.

Tôi bình thường chỉ chuyên tâm làm việc của mình. Gần đến bài thi cuối kỳ thì tôi mới đọc sách chuyên ngành. Thế là mỗi lần như vậy sẽ có những trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Buổi sáng một ngày nọ, chuẩn bị sách vào balo chuẩn bị đến thư viện. Vừa mới đeo balo lên thì bạn kí túc xá B đang nằm lướt điện thoại, ngồi dậy hỏi tôi: “XX ra ngoài hả? Haizz, cậu mang cặp sách làm gì? Cậu đi đâu thế?”

Tôi: “Đi thư viện.”

B: “Đi thư viện làm gì?”

Tôi: ??? Đọc sách đó.

B: “Đừng đi! Đi thì cũng ngồi bấm điện thoại không thôi.”

Tôi:…

Trường hợp 2:

Bạn chung kí túc xá: “Ay dô, XX của chúng ta đang học bài. Bài thi ngày mai phải nhờ cậu rồi nhé!”

Tôi: …

Trường hợp 3: Một ngày nọ, vừa mới từ thư viện trở về.

B: “Học sinh ưu tú của chúng ta về rồi nè! Ê, XX, cậu học thuộc hết chưa?”

Tôi: “Đọc sơ 2 lần à!”

B: “Đến đây! Tớ hỏi vài câu xem thử cậu học thuộc thế nào rồi!”

Tôi: …

Trường hợp 4: Đang trong giờ lên lớp, tôi đang chăm chú nghe giảng.

B nói với C (cũng là bạn chung KTX): “Nhìn kìa, XX của chúng ta thật là nghiêm túc.”

Sau đó, giựt mất quyển sách của tôi: “Đừng xem nữa, xem cũng không hiểu gì đâu.”

Tôi:…

Trường hợp 5: Cuối kỳ có bài khảo sát.

C: “XX, ngày mai chúng ta ngồi chung nha. Tớ không biết làm gì cả, chưa học bài gì hết.”

Tôi: “Ừm, OK”

Hôm có bài thi, tôi ngồi trước, cậu ấy ngồi sau.

Vừa mới bắt đầu viết thì cậu ngồi sau kéo áo tôi. “Ê, ô trống thứ 4 điền gì vậy?”

Tôi: “Tớ chưa đọc đến đó.”

C: “Vậy thì cái thứ 2…”

Tôi: “Cậu để tớ viết xong đã.”

Vừa mới điền được 2 ô trống. C: “Ê, giơ bài ra cho nhìn chút coi.’

Tôi: …

Trường hợp 6:

Đại học năm 3 quyết định thi nghiên cứu sinh, chuyển qua môn tâm lý học.

B: “Ê, Cậu chuẩn bị thi nghiên cứu sinh hả?”

Tôi: Ừa.

B: “Cậu thi chuyên ngành gì?”

Tôi: “Tâm lý học.”

B: “Cậu nói xem tớ có nên thi nghiên cứu sinh không? Tớ không thích tiếng Anh lắm, nhưng cũng muốn học lên thạc sĩ, hay tớ cũng thi thử xem sao. Đúng rồi, tâm lý học khó không? Tớ cảm thấy người học tâm lý học hơi đáng sợ. Nghe nói mấy người đó thần kinh không bình thường.”

Tôi: “… Ò, cũng tạm.”

Qua vài ngày sau.

B: “Ê, hay là tớ cũng thi tâm lý học luôn. Sách của cậu đâu, đưa cho tớ xem.”

Tôi:…

Sau này, tôi làm gì cũng cố gắng tránh né họ. Thức dậy sớm, ăn uống một mình, tự học một mình, đi học một mình. Đến học kì 2 của năm 3, trong nhà xảy ra chút chuyện nên tôi quyết định đi làm trước, tạm thời ngưng kế hoạch nghiên cứu sinh lại.

Những ngày đăng ký thi nghiên cứu sinh. B ngày nào cũng hỏi tôi, “Cậu đã đăng ký chưa? Đăng ký trường nào?”

Tôi nói tôi chưa đăng ký. B: “Tớ không tin. Cậu chắc chắn đã đăng ký rồi.” Tôi cười mà không nói gì cả.

Sau khi có danh sách, B lại hỏi: “Ủa? Cậu đăng ký chưa?”

Tôi nói không. B: “Đăng ký thì nói đăng ký, giấu giấu giếm giếm làm cái gì?”

Tôi:…

Thời gian đó, tôi bận rộn hoàn chỉnh CV để tìm việc làm.

B: “Ê, cậu viết CV sao vậy? Đưa tớ xem xem.”

Tôi: “Lấy CV mẫu trên mạng mà về điền vào thôi.”

B: “Thế gửi cho tớ đi, lười lên mạng tìm quá.”

Trời ạ, tôi phải hoàn chỉnh cả ngày trời mới được đó ạ!

Tôi viết những điều này không phải nói xấu bạn này bạn kia. Chỉ là có nhiều lúc, một số người xung quanh bạn không nhận thức được những gì mà họ đang làm. Lúc bạn đang cố gắng để tiến về phía trước thì họ lại kéo bạn lại để điều hướng bạn rẽ qua con đường khác “thú vị” hơn theo cách họ nghĩ.

Trong một nhóm người, chúng ta luôn có xu hướng “hòa nhập với bầy đàn” để tạo cảm giác an toàn: Bạn thấy mọi người chưa thức dậy thì bạn sẽ ngủ tiếp một chút cũng không sao. Hôm nay bạn đã đọc sách rồi, mọi người chơi game cả ngày, bạn xem phim chút nữa cũng không sao. Vô hình chung, bạn đã “hòa nhập với bầy đàn” thành công.

Tôi mất 2 năm để từ từ tách mình ra khỏi họ. Nói thật thì 2 năm đó rất mệt mỏi. Cảm giác một mình học tập, một mình ăn cơm cũng không phải dễ chịu gì. Nhưng công nhận là tiết kiệm được nhiều thời gian. Dần dần, tôi cũng học được cách tập trung sự chú ý, chỉ chuyên tâm làm những việc mình thích để quên đi cảm giác cô độc. Tôi bắt đầu viết nhật ký, đọc tiểu thuyết, thử viết lách. Tôi thích hát, thế là mua một cây ukulele, tự xem clip trên mạng rồi học đánh theo.

Làm những chuyện mình thích mà không bị ảnh hưởng bởi người khác mới là hạnh phúc nhất.

Vậy nên, không cần vì muốn hòa nhập với đội nhóm mà đánh mất bản thân. Bạn làm những việc bạn thích thì niềm vui luôn chờ bạn phía trước. Cuộc đời luôn luôn xuất hiện sự cô độc. Bên trong tình bạn, tình yêu, thậm chí là hôn nhân và gia đình cũng tồn tại sự cô độc. Cho dù có người hiểu và đồng hành bên bạn thì sự cô độc cũng không mất đi. Vì vậy, sợ cô độc là một tư tưởng ngu ngốc. Chúng ta nên học cách hưởng thụ cảm giác an toàn khi chỉ có một mình và thậm chí là không được thấu hiểu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *