Hồi còn là một thiếu nữ, Audrey Hepburn đã dành rất nhiều năm bí mật chiến đấu chống lại Đức Quốc xã.
Hepburn dù trong quá khứ hay hiện tại vẫn luôn được biết đến nhiều nhất với vai trò một nữ diễn viên tài năng cũng như là biểu tượng của những năm 50.
Thời kỳ chiến tranh, Hepburn chuyển đến sống ở Hà Lan, bởi bố mẹ cô nghĩ rằng đó là một đất nước trung lập, an toàn trước sự xâm lược của Đức Quốc xã. Nhưng họ đã sai rồi..
Khi Đức Quốc xã cắt hết nguồn cung cấp lương thực, Hepburn, khi ấy mới chỉ là một cô gái tuổi teen, đã phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Cô ấy múa ba lê trước những khán giả đang hoảng sợ vì giặc ngoại xâm. Những buổi trình diễn bất hợp pháp đó được gọi bằng cái tên zwarte avonden, hay ‘những đêm đen tối’, được tổ chức nhằm giúp cho những nhạc sĩ bị Đức Quốc xã nhắm đến có thể kiếm chút tiền sinh sống. Chúng được gọi là ‘những đêm đen tối’ vì trong buổi biểu diễn, các cửa sổ phải bị đóng chặt lại nếu không những người Đức sẽ phát hiện ra.
Sau đó, Audrey Hepburn đã quyên góp tiền cho Quỹ Kháng chiến Hà Lan. Tổ chức này được tạo ra nhằm hỗ trợ che giấu người Do Thái trên đất Hà Lan.
———————————————————-
“Những khán giả tuyệt vời nhất tôi từng có thường không gây ra một tiếng động nhỏ nào vào cuối mỗi buổi biểu diễn của tôi.”
Hepburn nói câu đó ám chỉ những khán giả thậm chí còn chẳng thể vỗ tay khi cô ấy biểu diễn xong, bởi họ sợ người Đức sẽ nghe thấy.
Hepburn, suy dinh dưỡng, đói khát và chỉ là một cô thiếu nữ tuổi teen, vẫn tiếp tục khiêu vũ.
———————————————————–
Cô ấy cũng có những hành động dũng cảm khác từ hồi tuổi teen, bao gồm việc tham gia vào chiến dịch ném bom năm 1944. Cô gái 15 tuổi khi ấy được giao nhiệm vụ chạy đến chỗ những phi công người Mỹ và Anh bị bắn hạ ở vùng nông thôn để nhận thức ăn và tin nhắn từ họ. Đó là vì cô ấy là một trong số ít người có thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Tuy nhiên, có một lần trong khi đang làm nhiệm vụ, cô bắt gặp cảnh sát Hà Lan theo phe Đức Quốc xã đang tiếp cận cánh đồng nơi cô ấy ở.
Bình tĩnh và tự chủ, Hepburn bắt đầu hái hoa dại. Cảnh sát hỏi giấy tờ tùy thân của cô, sau đó để cô ấy rời đi. Hầu hết các cô gái cùng độ tuổi có lẽ còn chẳng biết phải làm gì.
Cô ấy cũng phải đi phân phát giấy Kháng chiến địa phương, Oranjekrant, loại giấy tờ bị Đức Quốc xã cấm.
“Tôi đã nhét chúng vào trong tất len, đi đôi giày gỗ của mình, leo lên yên xe đạp và đi phân phát.”
Lòng dũng cảm của cô cũng thể hiện ở việc cô đã giấu một binh lính người Anh trong nhà, như con trai cô ấy Luca Dotti đã miêu tả:
“Mẹ kể rằng chuyện đó rất ly kỳ đối với mẹ – quả là liều lĩnh khi anh ta chỉ là một người lạ mặc đồng phục, một vị cứu tinh, và vì vậy anh ta cũng là một chiến binh, một người anh hùng.”
—–
Tất cả những hành động trên thậm chí còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn khi Audrey Hepburn chỉ là một cô gái tuổi teen. Cô ấy có cuộc đời bí mật đáng sợ, liều mạng để bảo vệ những người khác, nhưng cuối cùng, chính điều đó càng khẳng định nhân cách mạnh mẽ của cô gái đó.
————————————–
Loretta B DeLoggio:Cô có thể cho tôi biết tên cuốn sách được không? Làm ơn đấy, tôi nhất định phải đọc nó.
>Hazel Lockey: Tôi khá chắc chắn đó là cuốn Dutch Girl. Có rất nhiều sách tiểu sử hay hồi ký về Hepburn, nhưng cuốn này tập trung vào cuộc sống của cô ấy hồi chiến tranh thế giới thứ hai. Hy vọng sẽ giúp được chị.
Kat: Mình cũng đang định tìm đọc cuốn này
Dutch Girl: Audrey Hepburn and World War II
