ĐA DẠNG TRONG CÁCH SỬ DỤNG TRANG SỨC CỦA NAM GIỚI? TẠI SAO KHÔNG?

Nhắc tới trang sức thì chắc chắn người ta sẽ nghĩ nhiều tới phụ nữ nhiều hơn. Đã từ lâu nói tới phụ kiện thì những thiết kế hay sản phẩm dành cho phụ nữ rất đa dạng từ bông tai, vòng cổ, dây chuyền, nhẫn – chất liệu dành cho các dòng sản phẩm này cũng nhiều không kém. Từ vàng, bạc cho tới vàng trắng, ngọc trai… Còn dành cho nam giới thì từ “Trang sức” vẫn còn rất bị hạn chế và thay vào đó hay được sử dụng bằng cụm “Phụ kiện”. Với người nam phụ kiện thì thông thường là đồng hồ, mắt kính.
Thực ra mà nói rằng, cả phương Tây và nước ta cũng vậy – mọi thứ đều cần thời gian và sự đấu tranh không biết ngừng nghỉ của thế hệ mới. Tính “nam giới độc hại” cũng có ở Phương Tây và nhờ những dòng chảy văn hoá mạnh mẽ như Hippie hay Punk Rock mà sự tự do của con người trong thời trang được mở rộng nhiều hơn, được công nhận nhiều hơn và trở thành một phần bình thường của cuộc sống. Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung có nhiều điểm tương đồng cũng như sự khác biệt về vai trò của hình ảnh người đàn ông. Nhưng có một điểm rõ ràng đó là chúng ta không phải là người “Tạo ra dòng chảy văn hoá” mà ngược lại là “Tiêu thụ thụ động văn hoá”. Thế nên cũng không trách được khi mà Gen Z nổi lên với những cách ăn mặc và sử dụng phụ kiện, trang sức đa phần là lấy cảm hứng từ những nguồn thông tin và hình ảnh nước ngoài – nhưng tất cả là bề nổi. Thứ chúng ta thiếu đó là nền tảng để hiểu rõ cội nguồn, không phải là một điều bắt buộc nhưng thông qua đó – các bạn sẽ cởi mở hơn về mindset, về lí do vì sao nó được chấp nhận và từ đó bình thường hoá những phong cách thời trang sao cho đúng nhất.

Ở Việt Nam, giống như hình xăm từng một thời bị ‘gắn” mác giang hồ, là hư hỏng thì đàn ông đeo trang sức hơi fancy một chút như bông tai, vòng tay có hoạ tiết một chút cũng có bị liên tưởng tới 3D (Xin lỗi không có ý xúc phạm mọi người nhưng thực tế là thế). Nhưng cũng giống như tattoo thì “Không có người mang trên người tattoo xấu, chỉ có người làm hình xăm đó xấu” thì việc đàn ông sử dụng bông tai, vòng tay – đeo khuyên ngọc trai, vòng ngọc trai cũng bình thường và được công nhận bởi những thành công mà những người đàn ông tạo ra trong xã hội Việt Nam. Xét về mặt thực tế thì với việc GenZ trở thành đối tượng mua sắm thời trang và tạo xu hướng chính cũng đã mở đường cho việc cởi mở hơn với những rào cản tưởng chừng khó bị tháo dỡ ở thế hệ trước.
Mở đầu tại Việt Nam thì việc nam đeo trang sức chắc nhờ 1 phần từ hiệu ứng của Rapping. Việc các rappers sử dụng chain, bông tai với các chi tiết đá sáng loáng đã thu hút không hề nhỏ tới giới trẻ và những người có tiền về việc thể hiện bản thân mình flexing nhiều hơn. Nhưng rõ ràng, trào lưu này cũng chỉ tới một khoảng thời gian vì không phải lúc nào cũng flexing được mà cần những trang sức tối giản hơn, sang trọng hơn. Từ “Trang sức dành cho nam” ngày càng được sử dụng nhiều trên nền tảng truyền thông và cách mà người ta mở lòng với nó cũng vậy. Giờ đây, việc đeo bông tai đã là chuyện bình thường mà đi vào đó là piercing (bấm lỗ) cho nam giới cũng dần được yêu thích và chấp nhận nhiều hơn.

Sự nam tính của đàn ông đến cả từ bề ngoài và bên trong – không phải ông nào bên ngoài trông mạnh mẽ nhưng bên trong mỏng manh mà cũng không hẳn ông nào bên ngoài mỏng manh nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Cho nên việc đeo trang sức giờ đây với nam giới là sở thích cũng như công cụ để họ thể hiện được cá tính riêng của mình mà không phải câu nệ những hoài nghi về giới tính hay dị nghị của xã hội.

Và một khi đã như thế thì những yêu cầu về thiết kế và chất liệu của sản phẩm phụ kiện cho nam giới lại cần sự đa dạng. So với mặt bằng chung những đồ thiết kế trang sức của nữ tại thị trường Việt Nam đạt được sự đa dạng nhất định thì của nam giới rất hạn chế, xoay quanh vàng và bạc (Sau này là đá quý, bạc 925s etc). Nó mở ra cơ hội cho những local brands bắt đầu mang tới vẻ đẹp trang sức cho nam giới. Sự cạnh tranh của ngành trang sức Việt Nam tuy chưa cao và có phần độc quyền nhưng chắc chắn trong tương lai, điều này sẽ phải thay đổi vì ai cũng nhận thấy sức hút từ thị trường nam về mặt trang sức. Giống như cái cách mà beautycare,skincare thu hút nam giới trẻ Việt Nam vậy. Đó chính là nhu cầu.

Các thiết kế phải đa dạng hơn, các mẫu mã phải bắt mắt hơn hay tuỳ thuộc vào tâm hồn và định vị của thương hiệu cũng như các chất liệu sẽ nhiều hơn từ đồng, ngọc trai, đá để cân bằng giữa sự nam tính, tối giản hay trông chơi, trông bời (Tuỳ thuộc vào mục tiêu của người sử dụng). Viễn cảnh chúng ta không phải đi mua trang sức nam thông qua các trang Taobao, Shop** từ Trung Quốc với chất liệu Inox, hợp kim thép sẽ từ từ thay đổi. Sẽ có những thương hiệu trang sức dành cho nam phù hợp và đa dạng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *