Các nhà khoa học đã nghiên cứu một chú vẹt trong 30 năm và nhận thấy nó có trí thông minh của một đứa trẻ 5 tuổi

Chú vẹt này biết 150 từ và có thể xin chuối để ăn. Khi được cho một quả hạch thay vì chuối, nó sẽ im lặng trừng mắt, xin lại một quả chuối hoặc lấy quả hạch rồi ném vào người nhà nghiên cứu.


Tôi có con vẹt xám châu Phi tên là Pepe. Nó hay kêu tôi đi làm bài tập về nhà, bảo mẹ tôi hôn vào cái mông của nó, hoan hô bất cứ ai bước vào bằng câu “chào em yêu” và làm rất nhiều trò hay ho khác. Nó cũng hay ném hạt khắp nơi và khi chíu khọ sẽ lật luôn cả cái bát.


Bố tôi có một con vẹt như này. Nó cực kỳ thông minh và thích chọc con chó nhà. Con vẹt sẽ gọi tên bà chó và khi nó chạy đến, con vẹt sẽ vờ bơ nó cho đến khi nó bỏ đi, sau đó bắt đầu toàn bộ quá trình này lần nữa. Con chó tội nghiệp đó chẳng học được bài học nào đâu.


Vẹt là một loài tương đối thông minh và rất tình cảm.
Nếu bạn chưa sẵn sàng dành cuộc đời mình cho chúng, đừng nên mua vẹt chỉ vì bạn cảm thấy thích. Chúng sẽ xem bạn như bạn đời của chúng [T/N: gốc là “mate”] và sẽ tự làm tổn thương bản thân nếu bị bỏ vào một cái lồng và bị bỏ quên.
Tôi biết điều này không liên quan đến Alex, nhưng tôi cảm thấy cần phải nói điều này mỗi khi có các bài kiểu “Con vẹt chết tiệt này ngầu thật đấy” xuất hiện. Tôi chỉ muốn cứu bọn chúng khỏi các trại cứu trợ vốn đã rất quá tải [do chủ không đủ khả năng nuôi] mà thôi.


Vẹt Alex cũng từng hỏi xin một quả “banerry“ khi nói về một quả táo vì không biết từ “táo” – nó chỉ biết mỗi từ “chuối” [banana] và “anh đào” [cherry]. Alex là động vật đầu tiên đặt câu hỏi về sự tồn tại. Nó còn biết rất nhiều thứ còn thú vị hơn thế nữa kìa. Có một cuốn sách rất hay về chú vẹt này tên là “Alex and Me”.
Từ Wikipedia: [T/N: mình lược dịch vì còm gốc khá dài]
Pepperberg [nhà khoa học nghiên cứu vẹt Alex] không tuyên bố rằng Alex có thể sử dụng “ngôn ngữ”, thay vào đó chỉ nói rằng nó có thể sử dụng mã giao tiếp hai chiều. Bà cho hay nó biết xác định 50 đồ vật khác nhau và có thể đếm đến 6 đồ vật; nó còn phân biệt được 7 màu sắc và 5 hình dạng, đồng thời hiểu được các khái niệm “lớn hơn”, “nhỏ hơn”, “giống nhau” cũng như “khác nhau” và nó đang học các khái niệm như “trên” và “dưới”.
Alex có vốn từ vựng hơn 100 từ, nhưng đặc biệt ở chỗ nó có vẻ hiểu những gì nó nói [chứ không chỉ lặp lại từ vô thức]. Ví dụ, khi Alex được cho xem một đồ vật và được hỏi về hình dạng, màu sắc hoặc chất liệu của nó, nó có thể gọi tên vật đó một cách chính xác. Alex có thể nhận biết được đó là một chiếc chìa khóa, không quan trọng kích thước hay màu sắc của nó có thay đổi như thế nào và có thể xác định chiếc chìa khóa này khác với những chiếc chìa khóa khác ở đâu.
Nhìn vào gương, Alex nói “màu gì” và học được “màu xám” sau khi được trả lời “màu xám” sáu lần. Điều này khiến nó trở thành động vật không phải người đầu tiên và duy nhất từng hỏi một câu hỏi về sự tồn tại (vượn người được huấn luyện để sử dụng ngôn ngữ ký hiệu nhưng cho đến nay vẫn chưa bao giờ hỏi một câu hỏi nào) – hoặc việc Alex lặp đi lặp lại cụm từ trong câu hỏi đó đã may mắn xảy ra trong thí nghiệm trên.
Alex có thể, ở một mức độ hạn chế, đưa ra chính xác số lượng đồ vật giống nhau trên khay. Pepperberg nói rằng trong trường hợp nó không đếm được, thì dữ liệu có thể được hiểu là nó có thể ước tính số lượng của một thứ gì đó nhanh chóng và chính xác hơn cả con người. Theo Pepperberg, Alex cũng hiểu khái niệm số không.
Khi cảm thấy mệt mỏi vì bị kiểm tra, nó sẽ nói “Muốn đi về”, nghĩa là nó muốn quay lại lồng của mình, và nói chung, nó sẽ yêu cầu được đưa đến một nơi nào đó bằng cách nói “Muốn đi [nơi nào đó]”; nó biết tỏ thái độ phản đối khi được đưa đến một nơi không phải nơi đã yêu cầu và sẽ ngồi im trong chỗ yêu thích của mình.
Khi nhà nghiên cứu tỏ ra khó chịu, Alex sẽ cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng cụm từ “Xin lỗi mò”.
Đôi khi, Alex trả lời sai các câu hỏi đã được hỏi nhiều lần, mặc dù biết câu trả lời đúng là gì. Điều này khiến các nhà khoa học giả thuyết rằng loài vẹt, giống trẻ em, biết cảm thấy buồn chán.
Vẹt Alex cũng cho thấy một số hiểu biết về đại từ nhân xưng; nó sử dụng ngôn ngữ khác nhau khi đề cập đến bản thân hoặc người khác, biểu thị khái niệm về “tôi” và “bạn”.


Chú vẹt này mất khi mới 31 tuổi (khá sớm so với tuổi thọ loài vẹt, chúng có thể sống đến 70 tuổi). Những lời cuối của nó là “Bạn sống tốt nhe. Hẹn gặp bạn ngày mai. Tôi yêu bạn!” TTwTT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *