Hai chuyện gần như chả liên quan đến nhau.
Bệnh tật tự nó đột biến. Vòng đời của chúng nhanh lắm. Một loài có thể mất tới cả triệu thế hệ để tiến hóa, và với những người không đẻ con cho tới năm 20 tuổi thì đó là một quãng thời gian rất dài. Nếu bạn sinh đẻ nhanh như virus thì nó sẽ nhanh hơn nhiều.
Bất kì loài virus nào cũng sẽ đột biến nếu có thời gian và vật chủ. Sự tồn tại của vắc xin không liên quan trực tiếp. Nhiệm vụ của vắc xin là tiêu diệt vật chủ và giới hạn thời gian. Nếu số người được tiêm vắc xin sớm vừa đủ thì sẽ có ít đất để coronavirus sinh ra hàng triệu đứa con, và khả năng xuất hiện đột biến sẽ thấp hơn rất rất nhiều.
Nói tóm gọn lại, nếu vắc xin được sử dụng phù hợp như các chuyên gia y tế gợi ý, chúng có thể kịp giết virus trước khi virus tiến hóa thành thứ gì đó nguy hiểm hơn, hoặc thành một thứ mà vắc xin không thể ngừa được. Sự tồn tại và việc tiêm vắc xin về cơ bản sẽ không làm một đại dịch chuyển xấu hơn.
_____________________
u/iayork (173k points – x1 platinum – x3 golds – x20 silvers)
Delta xuất hiện ở Ấn Độ khi độ phủ của vắc xin vẫn còn rất thấp. Delta có khả năng kháng vắc xin hơi cao hơn so với các biến thể trước của SARS-CoV-2. Và Delta còn có khả năng lây nhiễm cao hơn. Vậy Delta xuất hiện nhờ việc ít người tiêm vắc xin, chúng cũng không làm gì nhiều để tránh miễn dịch, và có nhiều lợi thế chọn lọc không liên quan tới tiêm vắc xin. Tóm lại là đúng, biến thể Delta vẫn sẽ tồn tại nếu không có vắc xin. Thực ra thì nếu chúng ta tiêm vắc xin đủ nhanh thì delta (cũng như các biến thể khác) đã có thể bị ngăn chặn, vì cách đơn giản nhất để ngăn phát sinh các biến thể mới là giảm tổ hợp mà các biến thể có thể chọn – tức là tiêm vắc xin sẽ làm giảm số virus, từ đó giảm số biến thể.
Những đứa anti-vax dối trá đang phổ biến cái tin rằng vắc xin gây ra đột biến, cái này rõ ràng không đúng. Nếu dừng lại nghĩ một chút thì sẽ nhận ra đây không phải là loại vắc xin đầu tiên được chế tạo – chúng ta đã có hàng trăm năm kinh nghiệm làm vắc xin rồi – và trong quá khứ vắc xin chưa bao giờ gây ra đột biến cả. Vắc xin sởi đã có mặt hơn 50 năm rồi, và virus sởi đâu có tiến hóa để kháng vắc xin. Vắc xin bại liệt đã xuất hiện khoảng 60 năm rồi, cũng không có kháng vắc xin. Vắc xin sốt vàng đã được sử dụng hơn 90 năm, cũng chưa có đột biến nào do vắc xin gây ra cả. Quai bị, rubella, thủy đậu. Cũng không nốt.
>u/Kraz_I (71k points – x1 platinum – x7 golds – x16 silvers)
Tôi nghĩ có một điều bị hiểu nhầm cần được nhắc tới – một điều khiến nhiều người nghĩ rằng vắc xin có thể gây đột biến ở virus. Vì thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc tiến hóa theo thời gian nên chúng ta rất dễ nghĩ rằng điều tương tự có thể xảy ra với virus và vắc xin. Tuy nhiên đây chỉ là ngụy biện thôi. Không giống như thuốc kháng sinh, vắc xin không tạo ra áp lực chọn lọc cho các chủng virus kháng thuốc. Ít nhất là không nhiều hơn khả năng miễn dịch tự nhiên.
Cái này cần được giải thích thêm. Vi khuẩn là sinh vật sống có thể tự sản sinh. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở con người cũng có thể tồn tại và phát triển ở một môi trường phù hợp. Thuốc kháng sinh là các chất hóa học có thể giết một số loài vi khuẩn nhất định nhưng không gây hại với tế bào con người. Khi lượng vi khuẩn vừa đủ được phơi nhiễm với kháng sinh, thi thoảng sẽ có một con vi khuẩn có thể đột biến khiến chúng có thể kháng thuốc, và khả năng kháng thuốc này sẽ giúp chúng vượt qua đàn anh không có gen này, và dần dần áp đảo để trở thành vi khuẩn chủ đạo, từ đó khiến thuốc kháng sinh kém hiệu quả dần theo thời gian.
Mặt khác, virus không phải tế bào sống. Chúng không thể tự sản sinh. Thay vào đó, chúng sinh sản bằng cách bám vào một tế bào khác và tiêm vật chất di truyền vào trong. Vật chất này sẽ cướp protein của tế bào cũng như ARN hoặc ADN rồi biến nó thành “nhà máy virus”, và ngăn không cho tế bào hoạt động bình thường. Tế bào này sau đó sẽ thả virus ra cơ thể của vật chủ và từ đó virus có thể lây nhiễm ra các tế bào khác. Trong cơ thể người, hệ miễn dịch của bạn nhận diện tế bào bị lây nhiễm và tiêu diệt chúng. Nó cũng tạo ra kháng thể có thể bám vào hạt virus và tiêu diệt chung. Nhưng phải mất thời gian để hệ miễn dịch có thể “học” cách tạo kháng thể chống một chủng virus nhất định. Trong thời gian này, sẽ có nhiều tế bào bị lây nhiễm, từ đó tạo ra nhiều virus hơn và làm tổn thương các mô. Và trong khi virus được tạo ra, thỉnh thoảng bộ máy tế bào sẽ để lại lỗi phiên mã, hoặc “đột biến”, có thể thay đổi cách virus tấn công cơ thể. Thông thường đột biến này sẽ không liên quan hoặc khiến virus không thể lây nhiễm tế bào. Tuy nhiên, sẽ có khả năng rất hiếm một đột biến có thể khiến virus làm gì đó rất khác với khả năng trước đó – như lây nhiễm sang loại tế bào mới hoặc thậm chí là có thể nhảy sang loài khác. Hoặc trong vài trường hợp, có thể có đột biến giúp virus tránh những kháng thể hiệu quả trong việc chống lại các chủng virus trước đó.
Vắc xin cho cơ thể bạn cơ hội nhận diện protein của một loại virus nhất định và tạo ra kháng thể mà không cần khiến bạn bị nhiễm virus. Bằng cách này, nếu bạn bị phơi nhiễm với virus, bạn sẽ có thể vừa chiến đấu chống lại nó vừa không tạo ra cơ hội cho chúng sản sinh. Giảm khả năng sinh sản đồng nghĩa với giảm khả năng xuất hiện đột biến kháng vắc xin. Miễn dịch nhờ vắc xin rất giống với miễn dịch “tự nhiên”. Nó không đối xử virus khác hệ miễn dịch của bạn là mấy, nhưng nó còn làm giảm khả năng đột biến.
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh rằng cách vắc xin giết virus giống y hệt cách hệ miễn dịch của bạn làm, nên chả có yếu tố đặc biệt nào để giúp virus kháng thuốc đâu. Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh thì khác hoàn toàn. Bạn có thể giết một đĩa Petri đầy vi huẩn streptococcus bằng penicillin, và vi khuẩn cũng có thể tiến hóa khả năng kháng thuốc ở trong cái đĩa đó. Nếu bạn lấy vắc xin và trộn với một ống chứa hạt virus, nó sẽ không tác động gì. Thực chất, một vài loại vắc xin được thiết kế nhằm GIỮ hạt virus để chúng có thể được cho vào cơ thể bạn mà không bị tiêu diệt.
_____________________
Dịch bởi Tuan Anh Nguyen
