BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

Trong báo cáo kết quả kinh doanh, nhà đầu tư có thể bị lừa bằng những con số book lợi nhuận rất ảo, hay thêm khác khoản thu, nợ bất thường. Khi đó, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) sẽ là công cụ hữu để biết được doanh nghiệp có thực sự “khỏe” hay không ? Lợi nhuận cao có phải là tất cả ?

1. Khái niệm

BCLCTT (Cash Flow Statement) là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp lại tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp.

Khi đọc BCTC, nếu như Bảng cân đối kế toán giúp thể hiện giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giúp người đọc nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm của doanh nghiệp là bao nhiêu, thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp thêm rất nhiều thông tin quan trọng không được làm rõ trong 2 bản còn lại như: Tại sao một doanh nghiệp có lãi mà không có tiền?, Trong kỳ doanh nghiệp đã mua sắm và thanh lý bao nhiêu tài sản cố định?,…

2. Các dòng tiền trong CFS

  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Gồm có những khoản thu, chi liên quan đến hoạt động mua sắm, đầu tư hay thanh lý những tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Gồm có những khoản thu, chi liên quan đến hoạt động huy động vốn từ chủ nợ và chủ sở hữu. Hay hoàn trả vốn cho chủ nợ, chia lãi cho nhà đầu tư, chia cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phần.
  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow): Là một trong những chỉ báo rất quan trọng và được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đánh giá tình hình hoạt động của công ty. OCF bao gồm có các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động tiêu thụ và sản xuất sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Có 2 phương pháp để tính OCF:

Trực tiếp: OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Gián tiếp: OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế

Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Khấu hao là chi phí cho tài sản bị hao mòn

Cách tính trực tiếp khá đơn giản, độ chính xác cao nhưng không mang lại đầy đủ thông tin về hoạt động của công ty, các nguồn tiền cho nhà đầu tư. Do đó phần lớn các doanh nghiệp hiện nay áp dụng cách tính gián tiếp để hiểu về OCF và lưu chuyển dòng tiền thuần.

Lưu ý: Các nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến doanh nghiệp đạt OCF ngưỡng cao, tăng trưởng tốt với định giá còn thấp. Do đó nếu OCF < NetIncome hoặc OCF < 0 là một tín hiệu đáng chú ý khi phân tích doanh nghiệp vì khi đó công ty có thể đang không thực sự có năng suất hoạt động tốt, không chuyển hóa được lợi nhuận thành tiền mặt và cần xem xét lại hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên OCF âm không khẳng định hoàn toàn việc doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Ví dụ trong trường hợp công ty đang đầu tư thêm tiền cho việc xây nhà máy, phát triển mô hình hoặc mở rộng kinh doanh thì chi phí hoạt động sẽ tăng cao, dẫn đến việc OCF âm trong một giai đoạn nhất định.

3. Lợi nhuận cao có phải là tất cả khi chưa phân tích đến dòng tiền?

Hoạt động kinh doanh vốn được ví như là trái tim của một cơ thể, còn dòng tiền chính là dòng máu nóng của cơ thể đó. Để xem xét một doanh nghiệp có “khỏe” hay không? Trước hết phải xem xét dòng máu nóng của doanh nghiệp có vận hành tốt không? Trên thực tế, có khá nhiều nhà đầu tư bỏ qua hoặc xem nhẹ Báo cáo LCTT khi đọc BCTC, điều này có thể dẫn đến việc bị “qua mặt” bởi các con số thể hiện nhận lợi nhuận cao, tăng trưởng rất mạnh mẽ nhưng không hiểu được dòng tiền đó có bản chất thế nào.

Ví dụ: Vào thời điểm năm 2017, HBC ghi nhận lợi nhuận kỉ lục tại mức 859 tỷ VNĐ – tăng trưởng gấp hơn 10 lần so với 2 năm trước đó. Nếu chỉ nhìn vào con số này, nhà đầu tư sẽ cho rằng công ty đang làm ăn rất tốt, cùng với đà đi lên mạnh mẽ của thị trường BĐS và sự im ắng của các đối thủ cạnh tranh khác như CTD lúc bấy giờ, thị giá cổ phiếu HBC được đẩy lên mức 49.950 đồng/cổ phiếu, tăng 233% so với năm 2015.

Tuy nhiên khi phân tích đến dòng tiền, HBC lại có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm đến 1.059 tỷ, chứng tỏ dù công ty ghi nhận mức lãi cao nhưng đang không thu về được tiền thật, dẫn đến việc phải đi vay để bù lại khoản bị khách hàng nợ tiền, không thanh toán và chiếm dụng vốn.

Như vậy thực chất, cổ phiếu HBC đang gặp áp lực về mặt dài hạn. Ngay sau thời điểm này, cổ phiếu HBC đã phải gánh chịu cơn “địa chấn” với hàng nghìn tỷ đồng vốn hóa bị bốc hơi, các khoản phải thu và nợ vay tài chính tăng cao và chiếm tỉ trọng lớn. Sau những đợt phát hành cổ phiếu khiến thị giá bị pha loãng, từ một cổ phiếu lớn với mức giá 6x, năm 2020 mức giá cổ phiếu HBC đã trôi về vùng 6.000 đồng.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của Wichart.vn

Nguồn: Nguyen Quynh Giang

Hình 1: Tổng quan doanh nghiệp HBC
Nguồn: Wichart.vn
Hình 2: Biểu đồ tài chính HBC
Nguồn: Wichart.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *