A: Jireh Tan, thích nấu nướng và ăn đồ ăn phương Đông
=========
Có nhiều điều phải lưu ý trước khi bạn có thể trở thành một người thực sự sành lẩu. Tôi nghĩ tới những thứ sau đây trước tiên nè.
========================================================
Vệ sinh:
Đây là điều quan trọng nhất đó. Lơ là điều này và nồi lẩu của bạn sẽ hỏng ngay. Phải để nồi sôi trước khi bạn định nhúng thứ gì vào bên trong đó. Nếu chưa sủi bọt thì tức là chưa sôi đâu. Chờ thêm một chút đê. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn (như tôi bị suốt nè) thì bạn cần có dạ dày thép để hứng hậu quả sắp tới đấy.
Khi các nguyên liệu sôi rồi, bạn mới có thể bắt đầu nấu đồ. Nhớ đảm bảo thực phẩm sẽ được nấu chín nữa nhé. Rau không đáng lo lắm đâu. Song nên quan tâm hơn xíu tới thịt và cá sống đó. Nếu là chả cá / cá viên / thịt viên, thì món đó cần phải nổi lên bạn mới được vớt. Nếu là thịt sống, hãy chờ tới khi thịt hoàn toàn đổi màu trước khi bạn chén nhé. Nhớ kỹ, nếu còn nghi ngại thì hãy chờ thêm 15 giây nữa đi. Ăn thịt hơi kỹ một chút còn hơn bị ngộ độc thực phẩm.
Cuối cùng, nhớ chú ý tới đĩa và đũa của bạn nhé. Đừng để đồ chín chạm vào đĩa đựng đồ sống. Và khi đũa bạn chạm vào đồ sống, nhớ nhúng lại vào nồi lẩu, và nhờ đó, vi khuẩn sẽ tự toi thôi (tôi tin là nước nóng sẽ thực hiện việc đó)
Phép lịch sự:
Đầu tiên hãy tìm hiểu những quy tắc khi ‘ăn chung nồi’ với người khác. Dù nổi lẩu có giết được vi khuẩn đi chăng nữa thì, không phải ai cũng thoải mái với chuyện chung đụng như thế. Trong trường hợp đó, hãy dùng những chiếc muôi có sẵn để nấu nhé.
Cũng là một dịp tốt để xem mọi người có bị dị ứng thực phẩm hay căm ghét loại đồ ăn nào không mà. Đừng có gọi những món như thế, hoặc nấu mấy món đó sau khi người đó kết thúc bữa lẩu đấy nữa nhé.
Nhiều người coi việc phục vụ mọi người trước bản htân mình là phép lịch sự mà. Hãy nhớ, ăn lẩu là một hoạt động tập thể đấy! Hãy xem coi người khác muốn ăn gì. Bạn không chén cái nồi ấy một mình đâu.
Khẩu vị:
Để ý rằng nhiều loại thực phẩm không hề có hương vị trung tính như những loại khác, chúng có sức mạnh thay đổi được hương vị của cả nồi lẩu đó nhé. Song hãy cẩn thận! Sức mạnh lớn thì trách nhiệm cũng lớn. Chả cá / cá viên thường sẽ có vị trung tính hơn còn cá thịt trắng lại mang vị ‘nặng’ nhất. Những loài có vỏ có thể tạo ra một hương vị biển umami ngon tuyệt luôn đấy. Tôi thấy thịt thường là thứ gây tranh cãi nhiều nhất. Thịt gà và thịt lợn luôn là những vị khiến người ta dễ chấp nhận. Thịt cừu lại có thể tạo ra một mùi gì đó khá mạnh trong nồi lẩu khiến nhiều người không khoái cho lắm.
(Giờ thì chuyện này chả liên quan gì nữa nếu bạn ăn lẩu cay, một nồi tom yam(tốm yăm) hoặc lẩu mala Trùng Khánh.)
Kỹ thuật nấu:
Khi cảm thấy rằng mình đã hiểu được những điều cơ bản rồi, thì học kỹ thuật nấu khó hơn đi. Hãy nhận ra rằng có những thứ tự nhất định trong việc nấu nướng nhé.
Trước khi đun sôi nồi, bạn hãy thêm vào đó các loại rau củ như cà rốt và củ cải – rõ ràng vì những món đó cần nhiều thời gian hơn để chín rồi, song quan trọng hơn ấy là những món đó có thể tạo ra một hương vị kích thích và làm ngọt nước dùng.
Khi nước sôi rồi, hãy them các món cần thời gian chín vừa phải– chả cá, cá viên, thịt viên, và cả rau nữa, cải bắp napa chẳng hạn. Khi những món đó xong xuôi, bạn có thể cho các thứ chín trong một nốt nhạc – lát thịt mỏng và cá, rau nhiều lá.
Cuối cùng, khi bạn sắp xong việc, hãy nấu móncó tinh bột ấy- mỳ, bánh đa và những thứ tương tự hoặc các loại bánh gạo (món ưa thích của tôi đấy). Mấy đồ đó có khả năng sẽ biến nồi nước dùng thành hồ dính đấy, vì thế chúng phải ‘bơi’ sau cùng nhé!
========================================================
Rõ ràng những thứ tôi kể trên không hề toàn diện, cũng chẳng theo chuyên mục nào cả. Quan trọng nhất là khám phá và thưởng thức thôi. Tôi may mắn được lớn lên trong một gia đình rất yêu thích lẩu – từ cách chuẩn bị đơn giản vô cùng của nó, cho tới niềm hân hoan khi được đánh chén, và cả cái cách nó gắn kết mọi người lại với nhau nữa. Chúng tôi đã được trải nghiệm, giờ thì bạn cũng thử luôn đi – cứ 2, 3 nồi lẩu là lên tay ngay ấy mà.
