A: Bernie Klinder, MBA, Doanh nhân, và nhà đầu tư trên 15 năm
===========
Bạn có ngạc nhiên không nếu tôi bảo rằng họ sẽ đi vay tiền?
Khi giàu có rồi, bạn sẽ học được cách tư duy khác biệt về tiền bạc. Nguyên tắc đầu tiên ấy là luôn luôn giữ gìn nguồn vốn (tiền), đặc biệt là khoản tiền có thể được đầu tư để kiếm nhiều tiền hơn nữa. Nguyên tắc thứ hai ấy là luôn sử dụng đòn bẩy (tiền của người khác) khi nào có thể. Nguyên tắc thứ ba là tìm những lợi thế về thuế trong mỗi lần giao dịch.
Vì vậy, nếu bạn đã đầu tư hàng tỷ đô la và có được tỷ lệ hoàn vốn tốt thì, điều cuối cùng mà bạn muốn làm ấy là chuyển số đó thành tiền mặt để mua một chiếc du thuyền, thứ chắc chắn sẽ bị mất giá.
Cứ giả thiết rằng vị Tỷ phú đó kiếm được một khoản lãi khiêm tốn là 7%, hoặc 70 triệu đô la mỗi năm đi. Là một khách hàng lớn của ngân hàng, bạn sẽ đủ điều kiện để nhận lãi suất ưu đãi – thường khá gần với lãi suất của Fed (Fed fund rate, hiện tại khoảng 2,5%). Vì thế thay vì bán đi các khoản đầu tư của mình và trả tiền mặt, bạn hãy tiếp tục chi cho chiếc du thuyền của mình với mức lãi suất dưới 3% và khoản đầu tư ấy sẽ tiếp tục tạo ra tiền mặt để trả khoản nợ đó, khoảng 3 triệu đô la mỗi tháng hay gần 36 triệu mỗi năm.
Chiến lược tiếp theo ấy là cấu trúc khoản mua để đạt được những ưu đãi về thuế. Nhiều cá nhân có tài sản lớn kê khai chiếc du thuyền như ngôi nhà thứ hai vì thường thì nó sẽ đáp ứng được các yêu cầu về thuế: có phòng tắm, bếp và chỗ ngủ. Nhờ đó ta có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ số tiền 360 triệu $ phát sinh từ việc thanh toán lãi suất cho khoản vay đó, và bạn sẽ thu hồi lại được khoảng 100 triệu đô la. Ở một vài quận, việc kê khai con tàu là hàng hóa cho thuê (dù chẳng bao giờ được thuê) khiển nó được miễn thuế tài sản. (Azzam (2013 yacht) – Wikipedia) Có thể họ cũng sẽ thiết kế lại một phần con tàu trở thành văn phòng để có thể được hưởng khấu trừ thuế. Hãy mua vui cho những đối tác làm ăn của mình trên chiếc du thuyền đó nhiều lần mỗi năm, và bạn sẽ đủ khả năng được miễn nhiều thứ thuế khác.
Khi bạn chán con tàu đó và muốn bán nó đi, bạn dùng tên một công ty nào đó của mình để mua nó bằng với giá trị khoản nợ như một “khoản đầu tư ngắn hạn”, thuê con tàu trong một năm trong lúc nó nằm chờ trên thị trường bán lại (Luxury Charter Yachts | Yacht Charter Fleet), và rồi sau đó công ty đó “chịu” bất kỳ khoản thua lỗ về tài chính nào và xóa xổ nó khỏi nguồn thu của họ.
Trong khi đó, bạn vẫn giữ được số cổ phiếu lúc đầu trị giá một tỷ.
Hi vọng điều này sẽ có ích phần nào.
========================================================
Lưu ý: Tôi không phải là cố vấn về thuế đâu. Những chiến lược kể trên chỉ nhằm mục đích minh họa mà thôi, và được kể một cách đơn giản để mọi người đều có thể liên hệ được. Đây không phải một cách để trở thành tỷ phú, tôi biết vài người rất giàu mua một chiếc tàu và rồi kê khai nó là ngôi nhà thứ hai trong khoản khai thuế trong khi vẫn sống ở ngôi nhà kia. Khoản thuế tiết kiệm được dùng để chi trả cho con tàu, và từ đó việc sử dụng nó là hoàn toàn “miễn phí”. Thông thường, người ta sẽ hỏi những cố vấn thuế trước khi chi tiêu tới mức đó, và các giao dịch thường được cấu trúc sao cho ưu đãi thuế là tối đa. Trong nhiều trường hợp liên quan tới doanh nghiệp thì, đây là những tài sản đi thuê chứ không phải khoản nợ (người ta có thể khấu trừ toàn bộ thanh khoản thuê).
Mọi người cũng bí trong việc tính toán các khoản nợ, nên tôi sẽ kê ra đây. Một khoản nợ 3% đối với 700 triệu đô la sẽ tạo ra một khoản phải trả hàng tháng là 2,9 triệu đô la hoặc gần 36 triệu một năm. Trong suốt thời gian chịu nợ, tổng thanh khoản sẽ vượt 1 tỷ đô la, trong đó tiền lãi là khoảng 360 triệu (số tiền đối với 700 triệu gốc ban đầu) Bỏ đi một vài số không thì, bạn sẽ thấy con tàu 70.000 hay 700.000 cũng vậy.
