Đâu là khác biệt giữa vật lý cổ điển với vật lý lượng tử?

Trả lời: Richard Muller, giáo sư vật lý, tác giả cuố “Now – The Physics of Time”

Vật lý cổ điển có tính nhân quả, những dữ kiện đầy đủ của quá khứ cho phép tính toán tương lai, tương tự những mô tả đầy đủ của tương lai cho phép tính toán ngược về quá khứ. (Không liên quan đến Lý thuyết hỗn loạn, chỉ thể hiện mức độ hiệu quả của tính toán khi không đủ dữ kiện).

Vật lý lượng tử không như vậy. Các đối tượng trong vật lý lượng tử không phải hạt cũng chẳng phải song, chúng mang cả hai thuộc tính (lưỡng tính sóng – hạt). Cho dù có đầy đủ dữ kiện trong quá khứ, chúng ta cũng chỉ có thể dự đoán xác suất xảy ra trong tương lai.

Trong vật lý cổ điển, hai quả bom có ngòi nổ giống nhau sẽ phát nổ cùng lúc. Trong vật lý lượng tử, hai nguyên tử phóng xạ giống nhau sẽ phát nổ ở những thời điểm khác nhau. Trung bình hai nguyên tử Uranium 238 sẽ trải qua quá trình phân rã phóng xạ cách nhau hàng tỉ năm, mặc dù chúng giống hệt nhau.

Có một quy tắc mà các nhà vật lý thường áp dụng để tách vật lý cổ điển khỏi vật lý lượng tử: Nếu hằng số Planck xuất hiện trong các phương trình, đó là vật lý lượng tử, nếu không có sự xuất hiện của hằng số Planck, đó là vật lý cổ điển.

Hầu hết các nhà vật lý tin rằng lý thuyết lượng tử là lý thuyết đúng, mặc dù nhiều chi tiết chưa thể lý giải. Vật lý cổ điển có thể coi là vật lý lượng tử trong giới hạn mà các tính chất lượng tử có thể bỏ qua.

Đó là tóm tắt sơ bộ. Câu trả lời đầy đủ có thể phải viết cả quyển sách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *