Chuyện là bố mẹ tôi năm nay ngoài 50 rồi và gần đây tôi mới chuyển lại về nhà (tháng 7 năm 2021) sau khi tốt nghiệp đại học và tìm được 1 công việc làm tại nhà.
Từ bé tôi đã là phiên dịch duy nhất ở nhà cho bố mẹ rồi, chắc tôi cũng giống các bạn châu Á khác. Tôi nhớ hồi bé đi học cấp 2 về thì bố mẹ sẽ nhờ tôi xem đống thư từ gửi tới + dịch tất cả đống giấy tờ, hồi đó thì tôi có kinh nghiệm quái gì đâu nhưng thôi thì cứ làm dần vậy thôi chứ biết sao giờ.
Bố tôi thì bị bệnh hồi năm ngoái và thậm chí còn phải vào phòng cấp cứu – bác sĩ bảo ông ấy huyết áp cao và bệnh tim mạch nên phải theo dõi sức khỏe cẩn thận. Vì tình trạng bệnh như thế nên nhà tôi quyết định sẽ đặt lịch khám thường xuyên và uống thuốc chỉ định.
Tôi cứ tưởng những việc đấy làm 1 lần là xong xuôi nhung hóa ra vì bệnh tình của bố nên tôi phải túc trực bên cạnh kha khá.
Tôi đã tìm được 1 phòng khám gần nhà có giá cả hợp lý (họ không áp dụng bảo hiểm sức khỏe), nhưng tôi phải:
- tự làm tất cả giấy tờ liên quan tới đăng kí cho bệnh nhân mới.
- tìm thời gian khám bệnh phù hợp với thời gian làm việc của tôi (thường sẽ phải là thứ 7 do tôi làm việc văn phòng 8 tiếng từ thứ 2 đến thứ 6)
- phải đi cùng bố đến phòng khám và dịch mọi thứ cho bố suốt buổi khám bệnh (mất khoảng 2 tiếng)
- phụ trách thuốc thang cho bố trên internet (bố tôi không biết gì công nghệ mấy, bố chỉ có thể nhắn tin trên wechat được thôi)
- lên lịch khám lại cho bố (2-3 tháng/lần).
Nhiều thứ phải làm quá nhưng tôi lo lắng về sức khỏe cho bố và tự cảm thấy mình nên tự nguyện giúp đỡ ông. Từ năm ngoái thì tôi đã làm hết mọi thứ liên quan tới sức khỏe bố rồi.
Tôi bị chứng lo âu khá nặng thế nên phải lo lắng làm thêm những thứ này làm sức khởe tinh thần tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi tự hỏi là sẽ bị nhìn nhận như thế nào, tôi cảm thấy xấu hổ và hoài nghi năng lực của mình, cũng lo lắng về tương lai nữa, cuộc sống của tôi sẽ tiếp diễn như thế này hả?
Tận sâu trong đáy lòng, tôi oán giận những trách nhiệm này – việc bị sử dụng như 1 công cụ bởi bố mẹ mỗi khi họ cần. Nhưng tôi chỉ nuốt hận vào trong rồi cố gắng làm tốt nhất có thể thôi. Tôi thấy khổ sở và như bị gông cùm vậy, tôi mong uớc tôi là 1 thành viên của 1 gia đình bình thường, nơi mà tôi có thể gắn kết với bố mẹ mình chứ không phải là người thứ yếu trong việc chăm sóc bố.
Nhưng khi thấy bản thân có nhũng suy nghĩ này, tôi cảm thấy rất tội lỗi. Sao tôi lại kinh khủng và vô ơn đến vậy cơ chứ. Lòng hiếu thảo quái gì cơ chứ. Bố mẹ đã hy sinh cho tôi nhiều quá rồi, họ phải làm việc điên cuồng với mức lương tối thiểu để nuôi dạy tôi ở đất nước này, để có tiền mua đồ ăn cho tôi. “Họ hẳn phải mong chờ tôi phải đáp trả lại ơn nghĩa của họ cứ?” Tôi cứ tự nghĩ như vậy đó.
Lúc nãy, mẹ tôi cũng nói rằng bà cũng cần phải đến gặp bác sĩ, tôi thấy thất vọng lắm và bị hoảng loạn luôn. Tôi nói với mẹ là tôi không thể xoay sở giữa việc làm việc, hẹn khám của bố và giờ thêm hẹn khám cho mẹ nữa và có gợi ý mẹ lái xe tới thành phố lân cận (1-2 giờ lái xe) và thậm chí còn bảo mẹ là tôi sẵn sàng trả tiền cho phiên dịch và chi phí khám bệnh nếu mẹ cần.
Sau khi nhận gaslighting từ mẹ (“nó rẻ hơn hẳn khi khám ở đây mà”, “đi với con chả tiện hơn à, đi tận lên thành phố cơ đấy”, “con không làm được à hay là con muốn mẹ CH// Ế// T mới vừa lòng à”, vv..), mẹ cuối cùng cũng đồng ý là sẽ hẹn lịch khám bệnh trong thành phố trong tương lai.
Tôi có khi cũng phải phụ trách hết các sổ sách liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng nên và tôi phải quản lý GẤP ĐÔI số giấy tờ đấy
Chỉ nghĩ đến thôi là thấy quá tải luôn rồi đấy và tôi tí nữa là trào cả nước mắt ra. Tôi không muốn làm thêm chút nào nữa đâu. Nhưng tôi lại rơi vào vòng luẩn quẩn mình làm thế có phải là lười biếng và vô ơn không. Mấy cái suy nghĩ cứ quanh đi quẩn lại trong đầu. Tôi mệt mỏi và buồn bã lắm rồi.
Cảm ơn ai đã đọc đến tận đây nhé!
Bảo con mình là đứa lười biếng và vô ơn là việc rất tùy tiện đấy nhé. Bố mẹ bạn lợi dụng mấy thứ đạo đức với bạn nhưng họ đúng là kẻ đạo đức giả
Nghĩ thử xem nhé: Bố mẹ bạn có quá nhiều thời gian, bao nhiêu năm liền nhưng họ đã bỏ công bỏ sức để cải thiện tiếng Anh chưa? Tôi đoán chắc là không rồi. Họ chưa bao giờ nghĩ tới sự stress của bạn về những việc liên quan tới những chuyện này. Bạn hẳn là công cụ đối với họ rồi.
Chuyện này khó đấy vì bố mẹ bạn không xứng đáng tí nào nhưng bạn đâu thể cứ thế mà biến mất (hoặc tôi nghĩ bạn cũng chẳng muốn biến mất đâu). Nhưng chuyện như thế thì chẳng thể khá lên nổi. Tôi tạm đưa ra biện pháp là bố mẹ bạn sử dụng phần mềm dịch tiếng trên điện thoại hoặc dùng cuộc gọi video mỗi khi họ gặp bác sĩ. Như thế thì bạn sẽ tiết kiệm được thời gian.
Mỗi khi họ làm bạn cảm thấy có lỗi, thử chống đối lại xem nào. Đề xuất lên trường học hay công ty (tùy từng trường của bạn). Cuộc trò chuyện hẳn là sẽ khó khăn đây. Nghĩ kĩ trước khi nói nhé. Tôi cũng ở trong tình trạng tương tự rồi và tôi không tự giải quyết 1 mình đâu.
Máu não tôi dồn hết lên khi đọc post này. Thương bạn khi phải trải qua những thứ như thế này. Nó thật kinh khủng. Tùy vào nơi bạn đang sống hoặc nơi bạn muốn tới, tôi sẽ khuyên là bạn nên cân nhắc những tổ chức cung cấp các hình thức để chăm sóc cho bố mẹ bạn. Rất nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận đang hoạt động tích cực để thu hẹp khoảng cách cho người già châu Á, đặc biệt là ở Mỹ. Họ tập trung nhiều về văn hóa để xây dựng những cơ sở lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe, nhà dưỡng lão, phòng khám cho những gia đình có thu nhập thấp. 1 vài nơi còn đang phát triển những khu chuyên về sức khỏe tinh thần và cung cấp hỗ trợ cho những người chăm sóc người khác. Hẳn là khó khăn hơn cho bạn nếu bạn sống ở nơi ít người châu Á nhưng chắc là sẽ có các tổ chức quốc gia hoặc quốc tế giúp đỡ thôi.
