Tại sao người Mông Cổ không thử xâm lược Nhật Bản một lần nữa?

Có hai lý do.

Đầu tiên, họ đã phải hứng chịu không phải một mà là hai thảm họa lớn khi cố gắng xâm lược vào Nhật Bản. Lần đầu tiên vào năm 1274 khiến ​​hơn 22.500 trong số gần 30.000 người thiệt mạng vì một cơn bão. Hầu hết những người sống sót là những thủy thủ đoàn của Triều Tiên đã bỏ tàu khi nhìn thấy cơn bão ập đến.

Cho nên, một lực lượng lớn hơn đã được huy động cho cuộc xâm lược năm 1281. Cuộc xâm lược này có hơn 4.500 tàu và tầm khoảng 140.000 binh lính, thủy thủ đoàn của tàu. 40.000 quân Mông Cổ và 900 tàu khởi hành từ bán đảo Triều Tiên, số còn lại khởi hành từ miền nam Trung Quốc.

Bởi vì người Nhật đã dựng một bức tường dọc theo bãi biển ở Vịnh Hakata, nên quân Mông Cổ không thể đổ bộ hoặc có được chỗ dừng chân vững chắc tại đây. Họ đi thuyền đến Đảo Shika, nằm gần Vịnh Hakata. Sau khi hứng chịu một cuộc tấn công bất ngờ từ phía quân Nhật, khiến 2000 quân Mông Cổ bị mất đầu, đầu họ được ghim trên những chiếc cọc, quân Mông Cổ sau đó đã phải di chuyển xuống bờ biển để đến Takashima ở Vịnh Imari. Họ đã có những cuộc chiến ở đây trong hai tháng, và quân Mông Cổ đã không thể tạo ra một chỗ dừng chân vững chắc cho quân Mông Cổ tại Nhật Bản.

Rồi sau đó một trận bão khác đã ập đến. Hạm đội đã cố gắng di chuyển ra vùng nước sâu hơn để tránh bão, nhưng họ đã không kịp đến đó. Chính người Mông cổ cũng góp phần vào sự hủy diệt của các hạm đội. Sự vội vàng trong việc xây dựng hạm đội xâm lược, điều đó có nghĩa là các con tàu đều phải được gấp rút chế tạo, với những sai sót và khiếm khuyết về cấu trúc là điều không thể tránh khỏi. Để tạo nên số lượng áp đảo, những chiếc thuyền đáy bằng (flat-bottomed boats) cũng được sử dụng. Những chiếc thuyền này rất dễ bị lật khi gặp sóng biển.

Chỉ có khoảng 10.000 người Triều Tiên sống sót, vì họ đã ở trên những con tàu cũ, những con tàu chắc chắn hơn. Nhiều người Mông Cổ sống sót sau đó đã bị quân Nhật cho mất đầu.

Đây là thảm họa hải quân kinh khủng nhất mọi thời đại, với hơn 130.000 người bị mất tích. Một cuộc xâm lược thứ ba đã được vạch ra bởi Hốt Tất Liệt, nhưng sau đó 2 năm, ông đã hủy ý định này.

Một lý do nữa, người Mông Cổ là bậc thầy của chiến trường trong môi trường của họ, Thảo Nguyên hoặc địa hình tương tự. Họ hoàn toàn không có được môi trường này trong khí hậu nhiệt đới, địa hình gồ ghề hoặc các cuộc chiến trên biển. Trong những hoàn cảnh này, họ đã phải gặp thất bại toàn diện.

Họ không chỉ thất bại trước Nhật Bản, mà còn có Java, Việt Nam, Miến Điện và Syria. Với mỗi dất nước này, họ đã chiến đấu với kẻ thù ở những địa hình không phù hợp với cách chiến tranh của người Mông Cổ.

Theo: Khám Phá Thế Giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *