Tại sao Einstein lại nổi tiếng nhờ vào trí tuệ của mình hơn so với, von Neumann chẳng hạn?

A: Albert Heisenberg, thạc sĩ Vật lý ĐH Brown. Chuyên ngành quang tử học (photonic). Sử Gia Khoa Học

=======

Tôi sẽ kết thúc cuộc tranh luận ngay bây giờ. Đây là câu nói của Eugene Wigner, một nhà vật lý giành được giải Nobel và là bạn với cả Einstein lẫn Von Neumann:

“Trong cuộc đời mình, tôi đã quen biết nhiều con người cực kỳ thông minh. Tôi biết Planck, von Laue và Heisenberg. Paul Dirac là anh rể tôi; Leo Szilard và Edward Teller là những người bạn thân thiết nhất của tôi; và Albert Einstein cũng là một người bạn rất thân thiết. Nhưng chẳng ai trong số họ có được bộ não nhanh nhẹn và sắc bén như Jansci [John] von Neumann. Tôi còn nhắc lại điều này ngay trước mặt những người đó và chẳng ai tranh cãi gì.

Song kiến thức của Einstein lại sâu sắc hơn cả von Neumann kia. Hiểu biết ấy vừa cơ bản, vừa sâu sắc hơn so với von Neumann. Và đó là một nhận xét rất đáng lưu ý. Einstein thấy rất vui mừng khi được phát minh. Hai phát hiện vĩ đại nhất của ông ấy là Thuyết Tương Đối Rộng và Hẹp; và với tất cả sự thông thái của mình, Jansci chưa bao giờ tạo ra được thứ gì nguyên bản như vậy”.

—————————————————————————————————————

Theo nghĩa thần đồng thì, “thật đáng ngạc nhiên khi ông ấy có thể tính được Pi tới 23000 chữ số thập phân trong đầu!” Johnny thực sự vô song. Không một ai – ngoại trừ Ramanujan, người có khả năng toán học phi thường – có thể so được với những món quà quý giá về tư duy của Johnny. Nhưng từ đó, một câu hỏi nảy sinh ấy là, khi nói tới “trí tuệ”, chúng ta muốn nhắc tới điều gì.

Nếu xếp hạng các thiên tài bằng IQ thì tôi nghi ngờ rằng trong vòng 120 năm qua, chẳng có ai ngoại trừ Poincare, có thể hơn được John Von Neumann (hoặc có lẽ một lao công làm việc vào đêm nào đó ở MIT sẽ giành chiến thắng, những điều đó rất khó dự đoán và quan trọng hơn là, chúng đều vô nghĩa). Nhưng liệu trí tuệ có phải chỉ đơn giản là những điều tổng kết từ một bài kiểm tra IQ không? Những người “thông minh” thực sự biết rằng câu trả lời là không. Bạn có thể thông minh và sáng tạo hơn ai đó có IQ cao hơn mình đấy. Thước đo đấy quá đơn giản để có thể nắm bắt được trọn vẹn ý định của chúng ta khi nhắc tới từ “trí tuệ”. Sáng tạo là trí tuệ. Tư duy trừu tượng, tư duy khái niệm cũng là trí tuệ. Suy luận toán học là trí tuệ, và suy luận trong văn học cũng thế.

Cả hai người đàn ông đều cực kỳ tài ba. Von Neumann có hiểu biết cực rộng (mọi thứ từ lý thuyết trò chơi trong kinh tế học cho tới kỹ thuật tính toán, toán hàn lâm và toán ứng dụng, vv) nhưng ông không phát triển được cả một ngành học như Einstein đã làm được. Thành tựu của Einstein chưa có ai đạt được trong vòng 250 năm rồi, và đó chỉ là một trong nhiều món quà của ông cho nhân loại mà thôi. Não bộ của Neumann nhanh hơn so với bất kỳ ai cùng thời, song tư duy của Einstein vừa sâu sắc và cơ bản hơn so với Johnny – và đó không phải lời chỉ trích nào nhắm vào Johnny, mà là một cách để nhắc nhở mọi người rằng những thành tựu của Einstein phi thường tới mức nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *