Sao Mộc – Jupiter (♃)

Sao Mộc là một hành tinh đã làm kinh ngạc giới khoa học từ rất lâu- từ năm 1610 khi Galileo Galilei tìm thấy những mặt trăng đầu tiên của Sao Mộc vượt xa ngoài Trái đất. Phát hiện đó đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận vũ trụ.

Là hành tinh thứ năm, Sao Mộc, cho đến nay, là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khối lượng của Mộc Tinh bằng 0,1% khối lượng Mặt Trời, nghe có vẻ nhỏ nhưng nó nặng gấp 2.5 lần tất cả hành tinh trong hệ cộng lại và gấp Trái Đất gần 320 lần.

Mộc Tinh là một hành tinh khí nên không có bề mặt rắn. Thành phần chủ yếu của Mộc Tinh là khí hydro và heli, trong đó hydro chiếm đến gần 90%. Khoảng cách giữa nó và Mặt Trời là hơn 770 triệu km nên ánh sáng Mặt Trời không có nhiều ảnh hưởng ở đây vì khoảng cách quá xa. Bản thân những hành tinh khí lại không có bề mặt rắn và lõi kim loại nóng chảy như các hành tinh đá nên về lý thuyết, Sao Mộc sẽ vô cùng lạnh lẽo và ảm đạm. Nhưng trên thực tế, Sao Mộc là một hành tinh vô cùng sôi động có khả năng “tự cung” cho chính mình.
Trong lõi của Sao Mộc không phải là các loại kim loại nóng chảy, nơi đó không có gì ngoài khí hydro nhưng với áp suất và trọng lực khủng khiếp chính nó, khối khí hydro này bị nén và nung thành thể lỏng và nóng như kim loại nóng chảy với nhiệt độ lên đến 10.000 độ C.
Nhờ trái tim vô cùng đặc biệt này, nó có thể sống rất khỏe dù ở cách xa Mặt Trời hàng trăm triệu km. Lõi hydro nóng chảy này sản sinh ra từ trường mạnh nhất Thái Dương Hệ, vươn đến tận Sao Thổ và mạnh gấp 10.000 lần từ trường của Trái Đất. Hệ thống phòng thủ vững chắc và kiên cố này bảo vệ Sao Mộc khỏi những cơn bão Mặt Trời có khả năng thổi bay khí quyển của nó.
Cũng chính nhờ lõi hydro nóng chảy này, Mộc Tinh tự sản sinh ra nhiệt lượng để vận động. Nhiệt lượng Sao Mộc chỉ bao gồm 1% nhận được từ Mặt Trời, còn 99% còn lại đến từ chính lõi của nó.

Điểm nổi bật của Sao Mộc đó chính là các cơn bão lớn nhỏ không ngừng nghỉ ở khắp nơi trên hành tinh. Nổi bật nhất chính là The Great Red Dot, cơn bão lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Dấu Đỏ Lớn được ước tính đã tồn tại hơn 340 năm với đường kính tối đa là 40.000 km và bề rộng gần 15.000 km, tức là chúng ta có thể nhét vừa vặn 2 Trái Đất vào Dấu Đỏ Lớn. Sức gió ở tâm Dấu Đỏ Lớn được ghi nhận là gần 500 km/h. Đáng tiếc đó là cơn bão này đang dần mất nhiệt sau ngần đó năm, nó hiện đã nhạt dần và sẽ hoàn toàn biến mất trong tương lai gần.

Sao Mộc có 79 mặt trăng, chiếm số lượng nhiều nhất trong Hệ Mặt Trời. 4 mặt trăng lớn nhất là: Io, Callisto, Europa và Ganymede.

Sao Mộc còn có biệt danh đó là anh cả của Thái Dương Hệ. Với kích thước khổng lồ và trọng lực khủng khiếp của mình, Sao Mộc hấp thụ hầu hết những thiên thạch rơi ra từ vành đai Kuiper, bảo vệ Trái Đất và những hành tinh phía trong của Thái Dương Hệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *