SAO MÀ THẾ GIỚI LẠI TRỞ NÊN HÒA BÌNH NHANH CHÓNG NHƯ VẬY, NẾU NHƯ THẾ KỶ TRƯỚC VẪN ĐẦY RẪY CÁC CUỘC CHIẾN?

Vũ khí hạt nhân và ICBM đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ.

Trong quá khứ, các vị vua có thể gửi quân đội của mình tham chiến, mà không phải lo lắng về việc ảnh hưởng đến tính mạng. Vũ khí hạt nhân đã tạo ra một thực tế rằng, dân số của bạn có thể bị xóa sổ ngay lập tức và nó là một bức tranh trực quan để cho thấy sự nguy hiểm của các cuộc chiến tranh.

Vũ khí hạt nhân có một cách tuyên truyền tuyệt vời của riêng nó. Trong phạm vi của Thế chiến 2, Hiroshima & Nagasaki được chú ý nhiều hơn, mặc dù số nhân mạng đã bị giết chết chưa đến 1% tổng số nạn nhân của chiến tranh (thương vong từ quả bom nổ, phóng xạ, bệnh tật lâu dài đều gộp chung lại). 99% số khác bị giết bằng vũ khí thông thường, thậm chí là còn có những cái chết kinh hoàng hơn, nhưng chúng ta chỉ chú tâm vào vũ khí hạt nhân. Sự sợ hãi đó tạo nên hòa bình.

Giữa các quốc gia sở hữu hạt nhân, có một khái niệm tên là Mutual Assured Destruction (Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau) : nếu như bạn tấn công tôi, chúng ta sẽ xóa sổ lẫn nhau.

Giữa các quốc gia sở hữu hạt nhân hạt nhân và không sở hữu hạt nhân, có sự chênh lệch về quyền lực. Mỹ hoặc Liên Xô có thể nói với tay sai của họ rằng các cường quốc nhỏ hơn không còn có thể tấn công họ được nữa, và nếu có một cuộc chiến mới được bắt đầu, thì kẻ khơi màu cuộc chiến sẽ là kẻ sở hữu vũ khí hạt nhân (như Mỹ với Iraq, Nga với Ukraine, v.v.) kể cả khi vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng. Nó vẫn sẽ làm giảm mức độ cuộc chiến, hoặc đem lại sự đầu hàng nhanh chóng của phe địch.

Giữa hai quốc gia không sở hữu hạt nhân ngoài EU, như các khu vực khác, các cuộc chiến tranh lớn vẫn liên tiếp xảy ra. Hãy nghĩ đến Trung Đông và Châu Phi. Và cách đây không lâu là Đông Nam Á. Những nơi không sở hữu bom nguyên tử, vẫn đang bạo lực hơn bao giờ hết.

Ấy thế mà Nga và Ukraine lại có chiến tranh 🙁

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *