NHỮNG KIỂU NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO SẼ ĐƯỢC SẾP “CƯNG”?

1. Tôi từng gặp 1 người sếp luôn có trợ lý đi theo.

Nói thật, năng lực làm việc của người trợ lý này rất bình thường luôn, tổ chức teamwork rời rạc làm nhân viên khốn đốn, làm 1 buổi tiệc mừng vừa low vừa nhiều lỗi. Ai cũng khó chịu với cô ấy cả, nhưng dù sao người ta cũng là bạn tâm giao với sếp, sếp cũng nói cô ấy làm rất tốt, nhân viên dưới trướng cũng chỉ có thể vuốt đuôi theo thôi.

Vậy người đó dựa vào gì mà “cứng” thế? Nguyên nhân chính là do cô ấy sẽ giúp sếp xử lý những “chuyện tiền bạc”. Nói trắng ra cô ấy với sếp là người cùng hội cùng thuyền rồi, không còn phân quan hệ lợi ích nữa.

Còn 1 lý do khác là cô ấy rất hiểu ý sếp. Nắm được tính khí của sếp, làm cho ông ấy không thể hiện cái “tính khí” đó với cô ấy được nữa. 

Đây là một kiểu người.

Tất nhiên là tôi rất không xem trọng kiểu người này, cũng không khuyến khích mọi người biến thành người như thế để tồn tại được ở nơi làm việc. Làm người phải có giới hạn. 

Một người sếp tốt xứng đáng nhận được sự trung thành từ bạn, nhưng không nhất thiết bất kỳ ai cũng phải luôn dính kè kè với sếp của mình mãi. Một người sếp tốt sẽ không hi vọng nhân viên phụ thuộc quá nhiều vào mình đâu.

2. Tôi cũng từng gặp được 1 người sếp hoàn toàn ngược lại.

Cô ấy không hi vọng nhân viên cứ làm theo những ý kiến của cổ, mà muốn nhân viên mình có được ý kiến độc lập để mang đến cho cô ấy và team những chiến lược tốt và sáng tạo.

Trong mắt của người sếp này, nhân viên có suy tính như thế nào, cô ấy đều nắm rõ. Cho nên, đừng bao giờ có ý định giở trò vặt gì với cổ. Cứ làm tốt việc của mình, đạt được thành tích mới được cô ấy xem trọng.

Cô ấy cũng rất bao dung với từng tính cách, khuyết điểm của mỗi nhân viên. Yêu cầu duy nhất là phải tập trung lúc làm việc, không phải “nỗ lực ảo” mà là “có thực tài”.

Và đây cũng là một kiểu người.

À, đúng rồi. Người nhân viên được sếp thứ 2 cưng chính là tôi đấy.

Cho nên, nếu muốn được sếp thích thì bạn phải luôn là người “có ích” với họ. Họ thiếu cái gì, bạn bù cái đó, bạn chắc chắn sẽ trở thành cánh tay đắc lực của họ.”

– Tài khoản 1: “Muốn có được sự “ưu ái” của lãnh đạo thì khả năng làm việc thôi chưa đủ, điều quan trọng nhất là bạn phải cực kì biết rõ họ và phải là “con giun trong bụng” họ.

1 câu thôi: Bạn phải hiểu họ.

Ví dụ nếu sếp mở miệng, bạn sẽ biết ngay họ sẽ nói gì; sếp nhìn một cái, bạn liền hiểu ý ngay; Vậy nên khi sếp giao việc thì bạn phải bỏ nhiều công sức vào làm, bạn nói xem có ông sếp nào không thích cấp dưới nhạy bén, sáng dạ cơ chứ.

Giờ hãy thử trả lời các câu hỏi sau đây nhé:

– Sở trường và sở đoản của sếp là gì?

– Mục tiêu của lãnh đạo trong tổ chức là gì?

– Áp lực đau đầu nhất là gì?

– Điểm mù của sếp là gì?

– Phong cách làm việc yêu thích của sếp là gì?

– Sếp thích hội họp qua email hay gọi điện để nắm tin?

– Sếp thường cố tạo ra xung đột hay giảm bớt xung đột?

Nếu bạn không rõ về tất cả những điều này, bạn sẽ giống như 1 chú chim bị bịt mắt, chỉ biết nhảy loạn lên, dễ xảy ra xích mích và hiểu lầm không đáng có với sếp, thì việc họ thích nổi bạn mới là chuyện lạ đó!

Bạn có thể sử dụng các câu hỏi sau để tự kiểm tra xem bạn hiểu biết bao nhiêu về sếp:

– Bạn có biết khi nào sếp bận và khi nào rảnh không?

– Bạn có biết nếu bạn nhắn tin cho sếp thì họ sẽ trả lời tin nhắn của bạn như thế nào không?

– Bạn viết báo cáo cho sếp, và sếp thường hài lòng với nội dung của bạn chứ?

– Sếp muốn bạn làm việc gì đó, thường chỉ nói có một lần, bạn có thể hiểu được sếp thực sự muốn gì không?

– Khi sếp đột nhiên tìm bạn, bạn có thể đoán được sếp muốn làm gì không?

Trong những câu hỏi trên, trả lời được ít nhất 2 câu xem như đã đạt tiêu chuẩn.

Nhưng mà, 1000 người sếp thì có tận 1000 cách để đối phó. Những người làm sếp luôn có cách làm việc riêng, ví dụ như có người thích mạo hiểm, có người dựa vào trực giác để quyết định, chúng ta trước tiên cần phải xác định mình làm việc với kiểu người nào mới có thể xác định mục tiêu cần làm và được họ quý mến.

Nói chung, sếp bạn thường sẽ có ít nhất 1 hoặc nhiều đặc điểm thường gặp sau đây:

1. Kiểu truyền thống:

Đặc điểm là rất nguyên tắc, thích xem báo cáo, không thích mạo hiểm.

Họ luôn yêu cầu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc trong mọi việc, báo cáo mọi thứ với họ và đừng khuyến khích họ phải mạo hiểm.

Một nhà lãnh đạo như vậy thường hài lòng với hiện trạng, và hy vọng duy trì được hiện trạng bằng cách tuân theo các quy tắc. Họ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho thấy họ không có nhiều tham vọng, vì vậy chúng ta không nên tỏ ra mình có tham vọng, để không khiến sếp mình cảm thấy bị đe dọa.

2. Kiểu tùy tiện:

Kiểu người này thường rất xem trọng kết quả thay vì quá trình. Chỉ cần tất cả dẫn đến 1 kết quả tốt, họ sẽ ít quan tâm đến những tiểu tiết.

Làm việc với kiểu người này đừng dùng quá nhiều chi tiết để làm phiền họ, chỉ cần cố gắng đạt được kết quả họ cần là được. Mặt tốt là họ sẽ không nhúng tay nhiều vào những chuyện lặt vặt trong quá trình làm việc của bạn. Mặt xấu là sẽ không hướng dẫn, chỉ đạo bạn nhiều trong quá trình làm việc. Thậm chí, tự họ sẽ không ý thức được một số vấn đề lặt vặt trong đó.

3. Kiểu cố vấn:

Họ thích đưa ra quyết định với cấp dưới của mình, và họ thích cảm giác có sự tham gia của cấp dưới.

Để làm việc với kiểu sếp này cần biết họ không thích những người bí ẩn, họ thích những người có thái độ dân chủ và cởi mở như họ. Ưu điểm là đủ “dân chủ”, nhưng nhược điểm là quen với việc ra quyết định tập thể, thiếu khả năng chính kiến và quyết định độc lập của cá nhân, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.

4. Kiểu chú trọng chi tiết:

Họ rất cần “được” giám sát bạn nhiều lần. Họ cần biết mỗi chi tiết trong công việc bạn làm và vì sao bạn làm như thế. Khi làm việc với kiểu người này, chúng ta cần phải thường xuyên báo cáo với sếp và nói cho họ biết chi tiết công việc, để sếp có thể tin tưởng chúng ta.

Những người sếp thích giám sát luôn cho rằng tất cả những gì họ làm đều đang giúp chúng ta, luôn có suy nghĩ đây là vì muốn tốt cho nhân viên. Hơn nữa, kiểu người này cũng thường cho rằng có 1 số công việc ngoài họ ra thì sẽ không có ai làm được.

Sở thích kiểm soát mọi chi tiết của sếp xuất phát từ sự lo lắng không kiểm soát được của họ. Vì vậy, ưu điểm của kiểu lãnh đạo này cũng rất dễ nhận biết, đó là mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát của họ, cứ làm theo sếp, chúng ta sẽ không dễ dàng mắc phải lỗi lớn được. Nhưng khuyết điểm là họ sẽ không bao giờ giao quyền cho chúng ta, và ta sẽ không thể phát triển hay tự do thực hiện những ý tưởng hay của mình được.

5. Kiểu chiến lược:

Họ không thích bị bó buộc bởi các chi tiết. Họ chỉ chịu trách nhiệm về mục tiêu và kết quả, nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu và kết quả đó lại là việc chúng ta.

Khi làm việc với lãnh đạo kiểu chiến lược, đừng làm phiền họ bằng những việc nhỏ nhặt, hãy tự giác và gây ấn tượng với sếp bằng những mục tiêu và kết quả mà họ thích. Cũng đừng nói với họ làm thế nào, ưu điểm của họ là dân chủ, ủy quyền, có trình độ cao, mà khuyết điểm chính là họ không chú ý nhiều đến các chi tiết, đôi khi chỉ chú ý đến kết quả và không thông cảm với những khó khăn trong quá trình làm việc.

6. Kiểu sáng tạo:

Sự đổi mới có thể thu hút sự chú ý của kiểu lãnh đạo này, và họ thích tất cả những ý tưởng đổi mới. Để làm việc với họ, chúng ta phải sử dụng các phương pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong công việc.

Họ có dã tâm, có tinh thần trách nhiệm, tập trung vào việc nhận ra giá trị bản thân. Vì thế, khi làm việc với họ, chúng ta phải thể hiện tầm nhìn rộng hơn và cấu trúc nội tâm lớn hơn, chẳng hạn như mong muốn tự nhận thức, để họ đánh giá cao ta hơn.

Ưu điểm là chúng ta có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình khi đồng hành cùng họ. Nhược điểm là họ quá mạo hiểm, ta luôn cần phải tiến hành đánh giá mức độ rủi ro với sếp.

7. Kiểu logic:

Những nhà lãnh đạo như vậy thích suy nghĩ một cách logic, và những kết luận chúng ta đưa ra cần dựa vào sự hỗ trợ về mặt lý thuyết, chứ không phải trí tưởng tượng.

Để hòa hợp với sếp, chúng ta phải đảm bảo rằng mỗi bản báo cáo của mình đều có sự hỗ trợ của những dữ liệu. Ưu điểm của họ là tính chính xác và cẩn thận, còn nhược điểm là bảo thủ và không giỏi đổi mới.

8. Kiểu giỏi tổ chức:

Họ thường có bàn làm việc rất ngăn nắp và công việc của họ được thực hiện theo kế hoạch, ngay cả khi có rất nhiều việc phải làm. Họ cũng biết đánh giá xem nên ưu tiên việc gì nên làm trước về lâu, về dài.

Khi làm việc với kiểu sếp này, nếu chúng ta thường xuyên đến muộn và không bao giờ làm theo như kế hoạch, thì họ sẽ không tạo dựng được lòng tin với chúng ta. Kiểu lãnh đạo này có ưu điểm là tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, nhưng nhược điểm là rất cứng nhắc.

9. Kiểu khởi xướng:

Họ rất phấn khích với các dự án mới, và cũng luôn muốn dẫn dắt nhóm thực hiện các dự án mới đó. 

Muốn làm việc lâu dài với kiểu sếp này thì cần phải thể hiện sự nhiệt tình cao độ đối với những gì sếp muốn làm, và mang sự nhiệt tình đó để làm việc. Khuyết điểm là không thông cảm với cấp dưới, là người nghiện công việc tiêu chuẩn, ưu điểm là nhiệt tình và năng động.

10. Kiểu ứng phó:

Kiểu sếp này thích dành thời gian để trả lời và giải quyết vấn đề chứ không dùng để nghĩ về những ý tưởng mới. Họ là kiểu người luôn suy nghĩ thấu đáo và thường không tạo ra sự đổi mới gì.

Khuyết điểm là họ không thích mạo hiểm và đổi mới, ưu điểm là họ là người giải quyết vấn đề rất tốt và không trốn tránh trách nhiệm của mình.

Vậy nên, bạn đã nắm rõ làm thế nào để có được sự yêu quý của sếp chưa?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *