
Giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết.
Cám giác mà bạn sẽ trực tiếp cảm nhận được đó là – chậm rãi.
Mọi thứ xung quanh tôi trở nên sống động hơn, rõ ràng hơn và chậm rãi hơn, không phải là kiểu chậm chạp buồn tẻ nhàm chán mà là kiểu chậm rãi nhưng rất êm đềm, cũng không kém phần nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng.
Có một câu nói của Navarre là: L’homme a deux vies. La deuxième started quand on réalise qu’il n’y en a qu’une.
Câu này ý nghĩa đại khái là: Con người thật ra có hai cuộc đời. Cuộc đời thứ hai chỉ chính thức bắt đầu khi bạn nhận ra rằng bạn chỉ có duy nhất một cuộc đời để sống.
Nhờ có câu nói này mà tự bản thân tôi ngẫm ra một vài điều để hòa giải với chính bản thân mình.
Tôi sẽ gọi điều này là “nhận thức về cái chết”. Nhận thức về cái chết vận hành bằng cách, hãy tưởng tượng rằng trên thực tế, bạn đã “chết”. Một ngày nào đó trong tương lai, cái chết sẽ đến với tất cả chúng ta. Sau đó, tưởng tượng rằng chúng ta đột nhiên có loại skill nào đó, giống như trong game ấy, nhận được “thẻ hồi sinh” sau mỗi lần tèo. Nhờ vào thẻ hồi sinh này chúng ta lại được quay về khoảng thời gian này, nhập vào thân xác hiện tại và tiếp tục sống.
Khi này, bạn hãy nghĩ tới sau khi chết được tái sinh lần nữa ở thân xác hiện tại thì bạn sẽ sống như thế nào?
Sống như khi ta nhận thức được thế nào là cuộc sống
Sống như thể khi ta đã chết đi rồi nhận ra ta lại được tiếp tục ngắm nhìn cuộc đời này lần nữa
Nghe qua thì tưởng chừng như rất tùy ý ẩu thả. Nhưng chỉ có những người đã trải qua mất mát tột cùng mới hiểu được điều này. Giống như câu “Có điêu tàn ắt sẽ có thành công”.
Đây là cách tôi được giác ngộ và tự chữa lành. Thật vậy, con người thực sự có hai cuộc sống. Khi bạn nhận ra rằng bạn chỉ có duy nhất một cuộc đời, đây mới chính là khởi đầu cho cuộc sống thứ hai của bạn. Tại thời điểm này, bạn sẽ trân trọng mọi thứ bạn có ngay tại lúc này hơn bao giờ hết, khi bạn nhận ra điều đó, bạn sẽ tái sinh và thay đổi cách sống của bản thân ở hiện tại. Có lẽ đây mới là ý nghĩa chân chính của việc “hiểu rõ số mệnh”. Hiểu rõ về số mệnh một cách chân chính là không chấp nhận thứ gọi là “Số phận định sẵn, không phải là những câu nói cửa miệng “thôi bỏ đi”, càng không phải là ngụy biện cho sự lười biếng, hèn nhát của bản thân. Thay vào đó, với một loại “nhận thức về cái chết” một cách mạnh mẽ, sống động và rõ ràng như vậ, bạn sẽ biết cách trân trọng cuộc sống để sống tốt hơn. Khi bạn đã thực sự “chết” một lần như vậy, bạn sẽ có một “cảm giác nhẹ nhõm” kỳ lạ – mọi thứ trong quá khứ, chẳng hạn như chết ngày hôm qua; mọi thứ trong tương lai, chẳng hạn như được sinh ra vào hôm nay. Khi đó bạn có thể bình thản đón nhận tất cả những gì mình đang có, không còn sợ thất bại hay sợ mất đi. Lúc này đây, bạn có thể bước vào trạng thái “tịnh sâu” hơn. Trạng thái “tịnh sâu” này là giác quan cảm nhận mọi vật xung quanh mình trở nên sinh động hơn, rõ ràng hơn cũng trở nên chậm rãi hơn. Đó không phải là kiểu chậm rãi cứng nhắc khô khan, mà là kiểu chậm rãi trôi chảy, nhịp nhàng đầy sức sống.
Giống như Haruki Murakami đã từng viết trong “Kafka bên bờ biển”——
“Sau khi cơn bão qua đi, bạn không còn nhớ mình đã sống sót như thế nào, thậm chí bạn còn không chắc chắn liệu cơn bão đã thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Khi bạn vượt qua cơn bão, bạn không còn là con người cũ của chính mình nữa” .”
