Tôi đã xem rất nhiều đoạn phim về hổ con và nghĩ đến vấn đề này. Dù sao mức độ phát triển mỗi ngày của hổ con cũng có hạn mà phải không? Thế mỗi ngày bế hổ squat 100 lần, hẳn là cơ thể không thể nhận biết được sự phát triển của hổ con, hoàn toàn có thể thích ứng đến khi hổ trưởng thành đúng không?
- Chủ thớt bế hổ ngày đầu tiên:

Bé con 1kg, quá là nhẹ nhàng.
Trạng thái cơ thể của chủ thớt lúc này: Độ dày sợi cơ như người bình thường, tỉ lệ sợi cơ đỏ và trắng cũng như mật độ sợi cơ lúc vận động là 60-70%.
- Chủ thớt bế hổ squat một tháng:
Bé hổ nặng 5kg, cỡ một con mèo lớn.
Mặc dù bắp tay và đùi của chủ thớt chỉ dày lên không đáng kể, nhưng chủ thớt vẫn cảm nhận rõ ràng cơ bắp có lực hơn, cũng không còn đau nhức sau khi squat nữa.
Bởi vì trọng lượng của hổ con không quá lớn, nên phần cơ bắp phát triển của chủ thớt lúc này là phần cơ tương ( là bào tương của sợi cơ, tập luyện thời gian dài với cường độ nhẹ có thể làm cơ tương dày hơn) có mức tăng không nhiều.
Lúc này khi chủ thớt vận động , mật độ sợi cơ khi vận động dần dần đạt mức 70%.
- Chủ thớt bế hổ squat được 3 tháng:
Bé hổ được 15kg, đã có trọng lượng của một chú chó cỡ trung.
Khi bắp tay của chủ thớt to lên, chủ thớt nhanh chóng thích ứng với trọng lượng này.
Lúc này các thớ cơ của chủ thớt bắt đầu dày lên, tỷ lễ cơ đỏ cũng thay đổi ở một mức độ nhất định. Mặc dù trọng lượng của bé hổ tăng lên, nhưng sức mạnh của chủ thớt cũng tăng lên. Giai đoạn này là giai đoạn khá thoải mái cho chủ thớt.
- Chủ thớt bế bé hổ squat được 6 tháng:

Bé hổ 6 tháng tuổi đã đạt 30kg, dài 1m. Tương đương với trọng lượng của một chú chó Golden Retriever trưởng thành, nhưng lại gầy và dài hơn Golden Retriever.
Lúc này cơ thể chủ thớt đã khá lớn mạnh rồi. Các sợi cơ dày lên nhanh chóng, mật độ sợi cơ lúc vận động đã vượt mức 70%. Nếu như trước đây chủ thớt là một người gầy yếu thì nay cơ thể đã không còn gầy gò nữa.
- Chủ thớt bế bé hổ squat được 9 tháng:
Bé hổ nặng 55kg, dài 1,3m.
Lúc này cơ đùi và cơ tay của chủ thớt đã rất gì và này nọ, kích thước cơ tăng lên rõ rệt so với lúc trước, mật độ cơ lúc vận động đạt gần 75%. Nhóm cơ gấp của chi trên dày lên 25%, sức mạnh tăng gần 100%.
- Chủ thớt bế hổ squat 12 tháng:
Chủ thớt đã chính thức bế “bé” hổ được một năm. “Bé” hổ trưởng thành nặng 100kg, dài 1,5m.
Giai đoạn này, trọng lượng hổ tăng lên nhanh chóng. Lúc này tuy đùi của chủ thớt phải chịu chút vất vả, nhưng dù sao chủ thớt cũng đã trở thành cao thủ squat trong mắt của dân tập gym.
Nhờ việc bế hổ squat, chủ thớt thành công trở thành ngôi sao mạng hàng đầu.
Các thớ cơ bắp tay của chủ thớt đã đạt giới hạn độ dày tự nhiên, thỉnh thoảng sẽ nảy sinh tình huống không thể hoàn thành bài squat. Chủ thớt quyết định vác hổ lên vai để squat.
Cân nặng chủ thớt có thể tăng lên 25% (ví dụ như ban đầu 60kg thì nay đã 75kg), mật độ sợi cơ lúc vận động đạt 80%.
- Chủ thớt bế hổ squat được 15 tháng:
Lúc này bé hổ đã được 130kg, dài 1,7m.
Chủ thớt càng ngày càng lao đao, muốn bỏ cuộc mấy lần rồi nhưng sau khi trở thành hot face, chủ thớt quyết định tiếp tục kiên trì, không chỉ nốc thêm bột đạm mà còn âm thầm tiêm một ít hormone.
Thế là độ dày sợi cơ của chủ thớt lúc này tăng trở lại, sức mạnh đã đến mức có thể đánh gục 95% dân gym, mật độ sợi cơ lúc vận động đạt 85%.
- Chủ thớt bế hổ squat được 18 tháng:
Bé hổ đạt trọng lượng 150kg, dài 1,8m.
Nhờ vào hormone, cơ bắp của chủ thớt tiếp tục dày lên. Chủ thớt trở thành một chuyên gia thể hình thực thụ. Cân nặng của chủ thớt có thể tăng hơn 50%, mật độ sợi cơ khi vận động đạt gần 90%. Do đó, chủ thớt vẫn có thể nghiến răng nghiến lợi tiếp tục.
- Chủ thớt bế hổ squat được 24 tháng:
Trọng lượng hổ đạt 180kg, dài 2,5m.
Chủ thớt đã bế hổ được hai năm. Trong thời gian này, trọng lượng của hổ dần tăng chậm lại, áp lực của chủ thớt theo đó cũng giảm bớt. Chủ thớt hầu như được trợ giúp hoàn toàn bởi hormone và bột đạm.
Tuy nhiên vì mỗi lần bế hổ là được người hâm mộ toàn cầu ca ngợi, khiến chủ thớt không thể từ bỏ (bây giờ mỗi khi chủ thớt bế hổ squat đều sẽ đứng trên một cái đài cao nhỏ phát trực tiếp).
Chỉ số các loại cơ bắp của chủ thớt lúc này đều đã tiến gần đến giới hạn của một con người bình thường.
Có điều vì ước mơ trói hổ của bản thân, chủ thớt tiếp tục bắt đầu hành trình chống hổ không đường lui.
- Chủ thớt bế hổ squat được 36 tháng:

Hổ nặng 250kg, chủ thớt có khả năng đã….
NO!
Chủ thớt đã phá vỡ hoàn toàn giới hạn 9% lượng mật độ cơ khi vận động của một vận động viên thông thường. Độ dày sợi cơ của cơ thể đạt đến giới hạn 100%, tỉ lệ cơ trắng cũng đã đạt mức một phần vạn của các vận động viên. Sau ba năm tích cực tập luyện, sức mạnh của chủ thớt đã vượt qua nhà vô địch cử tạ Lữ Tiểu Quân.
Từ đó chủ thớt trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới, người hâm mộ nhiều vô số.
Đến lúc trọng lượng của hổ tăng lên 350kg, cũng là lúc không ai thấy chủ thớt đâu nữa. Nghe đâu chủ thớt đã lui về ở ẩn chốn núi rừng.
Người đời tương truyền chủ thớt đã luyện được năng lực trói hổ, tôn chủ thớt là bậc thầy trói hổ, và từ đó môn phái trói hổ ra đời.
Chủ thớt tuy không còn, nhưng truyền thuyết về chủ thớt vẫn còn lưu truyền mãi.
Từ đó người ta tin rằng:
Nếu nuôi một con hổ, mỗi ngày bế nó squat 100 lần, thì khi nó lớn lên thì sẽ có thể làm chủ được năng lực trói hổ.
Đây chính là sức mạnh của niềm tin!