Một loại bệnh tâm lý có thể sẽ làm bạn bất ngờ

Tác giả: Pallab Roy

_____________

Giả sử có một cô gái.

Bố mẹ cô qua đời từ sớm, từ đó cô sống cùng chú của mình. Người chú có 3 người anh em khác và nhân cách của chúng còn giẻ rách hơn cả quỷ Satan.

Ngày nào cô cũng bị chúng cưỡng hiếp rất nhiều lần trong một căn phòng màu vàng. Ngày nào thức dậy cô cũng khóc, khóc cho những nỗi đau đớn và cuộc sống khủng khiếp mà cô phải đối mặt.

Họ hãm hiếp cô, tra tấn cô hàng ngày.

Trong một căn phòng có sắc màu vàng.

Nhưng đối với cô màu vàng không chỉ là màu của căn phòng, đó còn là một biểu tượng.

  • Biểu tượng của tra tấn.
  • Biểu tượng của chịu đựng.
  • Biểu tượng của căn ghét.
  • Biểu tượng cho lòng tự tôn của cô bị chà đạp từng ngày.

Chẳng bao lâu sau cô bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm. Các chú của cô bị cảnh sát bắt và phán tội chung thân. Và giờ chỉ còn một mình cô. Bị trầm cảm và sang chấn tâm lý nặng.

Một ngày nọ cô thức dậy. Bất ngờ chưa, cô không còn nhớ một mảnh ký ức nào về quá khứ.

“Cô chưa từng bị cưỡng hiếp, cũng chưa từng phải chịu đau khổ” tâm trí cô nói với cô điều ấy.

Giờ đây cô ấy cảm thấy hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Cô có rất nhiều bạn tốt, gặp được những thứ lý thú. Thế giới của cô giờ đây tràn ngập sắc màu, không còn là màu đen và màu trắng u ám nữa.

Bỗng một ngày, cô nhìn thấy một màu sắc, một màu nguy hiểm hơn cả đen và trắng.

Màu vàng.

Đúng vậy, màu trùng với màu đã chứng kiến sự tra tấn của cô ấy.

Cô đột nhiên nhớ lại hết thảy mọi thứ, mỗi giây mỗi phút trong đời mà cô bị cưỡng bức, bị tra tấn cả về tinh thần và thể xác.

Chỉ là một màu sắc thôi, nhưng nó khiến cô ấy nhớ lại mọi thứ và giờ khiến cô muốn tự sát ngay lập tức.

Sự cố mà tôi đã kể trên được gọi là chứng mất trí nhẹ (Dissociative amnesia).

Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân trải qua một số nỗi đau cá nhân và giờ đây đang đi vào giai đoạn như sắp rơi vào trầm cảm nặng, tâm trí sẽ tắt bỏ toàn bộ những ký ức về sự kiện ấy. Nó giống một cơ chế bảo vệ mà trí não sở hữu, tương tự như việc chúng ta sử dụng đập để ngăn lũ vậy.

Nhưng không phải dễ ăn vậy đâu đúng chứ?

Bạn thấy đấy, ký ức giống như nước vậy. Dù bạn có đổ cẩn thận đến đâu thì cũng sẽ có vài giọt rơi ra ngoài.

Trong trường hợp này, ký ức không bị áp chế hoàn toàn là màu vàng.

Và khi bệnh nhân thấy màu vàng trở lại thì… Tất cả những ký ức bị đè nén sẽ đột ngột ùa về từ tiềm thức giống như một con đập bị vỡ, quét qua tất thảy làng mạc.

Và điều này có thể gây nguy hiểm. Bị choáng lấy bởi toàn những ký ức đau thương là điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Khá giống với cơn bão cytokine (Trên lý thuyết, cơn bão cytokine được định nghĩa là hiện tượng tăng đột ngột không kiểm soát một lượng lớn các cytokines được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch do bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là trong nhiễm trùng và phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của virus.)

Nó có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ, trầm cảm nặng và thậm chí là ý định tự tử, điều đáng buồn đã xảy ra trong trường hợp tôi vừa kể.

Hiếp dâm không chỉ là tội ác về thể xác, nó còn khiến nạn nhân bị tổn thương từ bên trong.

Và đây là lý do tại sao khóc tới xé lòng khi người thân qua đời lại là một dấu hiệu tốt. Cảm xúc không thể bị đè nén lâu dài. Bởi lẽ chúng sẽ vỡ ùa ra vào một ngày nào đó.

________

CÁC RỐI LOẠN PHÂN LY

Các trường hợp rối loạn tâm lý bi thảm nhất và nổi tiếng nhất (mặc dù thực tế rất hiếm xảy ra) là các rối loạn phân ly (dissociative disorders).

Cuốn phim The Three Faces of Eve, tác phẩm Sybil (về một thiếu nữ có đến 16 nhân cách), và các trường hợp những người sống lang thang trên đường phố không có một chút ý niệm gì về nơi ở hiện tại hay về chỗ xuất thân đều là các thí dụ về các rối loạn phân ly.

Yếu tố then chốt trong các rối loạn này là tình trạng tách biệt hoặc phân ly) các bộ phận tối quan trọng thuộc nhân cách vốn bình thường hợp nhất với nhau để hành xử có hiệu quả. Tình trạng thiếu hợp nhất này tác động nhằm giúp cho một số bộ phận thuộc nhân cách bị căng thẳng – bởi vì một bộ phận khác có thể bị đẩy vào tình trạng đối mặt với căng thẳng. Nhờ phân ly bản thân khỏi các bộ phận then chốt thuộc nhân cách của mình, những cá nhân bị rối loạn có thể loại trừ được tình trạng lo âu.

Chứng mất trí nhẹ (Amnesia) tình trạng mất trí nhớ hoàn toàn hay một phần tiếp theo tổn thương thể chất, bị bệnh, hoặc một chấn thương tâm lý (psychological trauma).

Chứng quên về sau (anterograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các biến cố xảy ra sau các chấn thương; còn chứng quên về trước (retrograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các biến cố xảy ra trước chấn thương. Một số bệnh nhân bị cả hai dạng.

Người ta phân biệt được ba loại rối loạn phân ly chính là: Đa nhân cách, mất trí nhớ tâm sinh lý và loạn trí tâm sinh lý.

Người bị chứng đa nhân cách (dissodative identity/multiple personality disorder) đặc trưng bởi tình trạng có hai hay nhiều nhân cách khác biệt nhau.

Mỗi nhân cách có một loạt các điều ưa thích và căm ghét nhất định cùng với các phản ứng đặc biệt đối với các tình huống gặp phải. Một số người bị chứng đa nhân cách thậm chí còn đeo mắt kính khác nhau tùy trường hợp, bởi vì thị lực của họ thay đổi theo từng nhân cách. Ngoài ra, mỗi nhân cách cá biệt ấy còn có thể thay đổi hoàn toàn khi được tìm hiểu riêng rẽ nữa.

Dĩ nhiên, tình trạng khó khăn là chỉ có một cơ thể làm trú sở cho nhiều nhân cách khác nhau, buộc các nhân lịch ấy phải lần lượt xuất hiện. Bởi vì có những dị biệt rất lớn giữa các nhân cách ấy, nên tác phong cư xử của người bệnh – xét toàn diện – tỏ ra thiếu nhất quán vô cùng. Thí dụ, trường hợp nổi tiếng thể hiện trong cuốn phim The Three Faces of Eve, phác họa một phụ nữ hiền lành và ôn hòa Eve White có một nhân cách khác mâu thuẫn kỳ lạ là nhân cách buông thả và có sức chi phối đội tên Eve Black.

Chứng mất trí nhớ phân ly (bissoclative amnesia), một dạng rối loạn phân ly khác, là tình trạng quên hay không còn mất trí nhớ phân ly không giống như chứng mất trí nhớ đơn thuần (simple amnesia) mà chúng ta đã thảo luận ở chương 6, là tình trạng thực sự mất hẳn các thông tin lưu trữ trong ký ức, thường là do nguyên nhân sinh lý.

Ngược lại, trong các trường hợp bị chứng mất trí nhớ phân ly, các thông tin “bị quên” vẫn còn hiện hữu trong ký ức – đơn giản là người bệnh không thể gợi nhớ lại các thông tin ấy được. Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân không còn nhớ được tên của mình, không còn nhớ được cha mẹ và thân nhân, và quên cả địa chỉ thường trú nữa. Dù vậy, xét về các khía cạnh khác thì họ có vẻ hoàn toàn bình thường. Không kể tình trạng mất khả năng nhớ lại một sự kiện về bản thân, họ vẫn có thể nói lại được các kỹ năng đã từng học hỏi hay rèn luyện được trước đây.

Thí dụ, dù không nhớ lại được mình sinh trưởng ở đâu và từng thụ huấn nơi nào một đầu bếp vẫn còn đủ khả năng nấu nướng một bữa ăn thịnh soạn.Trong một số trường hợp mất trí nhớ phân ly, tình trạng mất trí nhớ thật sâu sắc. T

Chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (fugue): Một thời kỳ mất trí nhớ trong đó bệnh nhân rời bỏ chỗ ở và những nơi quen thực để đi lang thang không mục đích hoặc bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi khác. Tình trạng này thường được báo điểm băng tình trạng mâu thuẫn tâm lý và trầm cảm, và có thể phù hợp lới chứng hysteria hoặc với một bệnh tâm thần hữu cơ (organic mental disease).

Các dạng rồi loạn phân ly có đặc điểm chung là chúng cho phép người bệnh tránh né được tình huống gây ra tình trạng lo âu. Người bệnh tạo ra một nhân cách mới để đối phó với stress, hay tạo ra một tình huống nhằm quên đi stress, hoặc bỏ stress lại phía sau khi người bệnh du hành đến một hoàn cảnh mới lạ nào đó – và có lẽ để đè nén tâm trạng lo âu của mình

Nguồn: Page Tâm Lý Học Căn Bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *