“Nè nói nghe nè, hôm nay kể chuyện ma tiếp nha” là câu nói quen thuộc của người MC hải ngoại đành tuổi đời còn lại để kể chuyện tâm linh từ khắp mọi nơi gửi về. Công việc mà nhiều người cho là vô bổ và nhảm nhí ấy cũng đã làm nhiều người khác thay đổi suy nghĩ: liệu rằng tâm linh là có thật? Và ma quỷ vẫn luôn tồn tại. Hằng đêm nghe mỗi câu chuyện ma tôi luôn trăn trở là mình đã biết được bao nhiêu, hiểu thế nào về sự sống và cái chết, linh hồn là gì và ta về đâu sau khi chết? . Hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo niềm tin mỗi tôn giáo: có người chết là hết, người khác là sự buông bỏ cõi tạm, người thì trở về với với Chúa trời, kẻ lưu đày địa ngục. Trong 3 cõi,ngoài cõi trời, cõi người, cõi địa ngục vẫn còn đó một thế giới dành cho ma quỷ… những thực thể chưa thể “siêu thoát”còn vướn nạn tai kiếp và u mê trong thù hận thế gian. Dĩ nhiên, chúng sẽ không nhan nhản để con người nhìn thấy nhưng hoàn toàn có tác động đến đời sống con người và điều khiển thần trí của họ. Hiểu về ma quỷ, hiểu về tâm linh cũng như tín ngưỡng dân tộc cũng là hiểu cho đời sống tinh thần ông bà ta từ cổ chí kim. Ngoài chống chọi thiên nhiên, thú dữ, cũng phải đối đầu với yêu ma quỷ quái. Vậy, với vốn kiến thức ít ỏi của mình Duy xin góp một tay vào việc hình tượng hoá những loài ma quỷ dân gian nhằm lưu giữ những câu chuyện ông bà để lại làm phong phú thêm đời sống tâm linh. Các loài ma quỷ kể dưới sẽ rất ngẫu hứng và thực hiện dựa trên nhiều mô tả có trong truyện ma, ghi chép nhiều nguồn.
Thuở nhỏ hẳn ai cũng bị người lớn hù doạ về nhân vật đáng sợ này. Hồi bé không hiểu sao Di hay liên tưởng ổng với ông địa trong các đám múa lân, lúc nào cũng thắc mắc trong lớp mặt nạ ấy là ai?? :)). Nhưng ông địa thì ko thể nào là ông kẹ được giữa một người luôn thu hút con nít và một kẻ gieo rắc nỗi khiếp sợ.
Ông kẹ hay với tên gọi khác là ông ba bị là một “truyền thuyết đô thị” khá nổi tiếng ở Việt Nam và nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tạo hình của mỗi quốc gia có khác nhau nhưng nhìn chung là một người đàn ông gớm ghiết cao lớn chuyên bắt cóc ăn thịt những đứa trẻ ngỗ nghịch.
Ông kẹ ở việt nam xuất hiện trong từ điển Khai Trí Tiến Đức (1931)- Ba bị: “Giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con: Ba bị chín quai mười hai con mắt: nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí: đồ ba bị”.
Sở dĩ có cái tên Ba bị bắt nguồn từ hoạt động bắt cóc trẻ em ven biển thế kỉ 17-18. “Vì mỗi nhóm chia làm 3 tốp, mỗi tốp có một cái bị nên thường gọi là “Ba bị”. Mỗi cái bị lại có 3 quai nên là “chín quai”; tất cả nhóm có 6 người – tổng cộng là “mười hai con mắt”.”- theo kênh 14. Bố mẹ bọn trẻ thường dem ra doạ để tránh trẻ con ra ngoài vào ban đêm.
Còn hàng trăm hàng chục câu chuyện khác về cái tên “Ba Bị” được dân chúng truyền tai nhau nhưng do mình hoạ sĩ chứ ko phải nhà nghiên cứu gì nên stop tại đây.
P/s : ông kẹ còn có cái tên khác là ông ngáo ộp nha. Còn ngáo ộp là thế nào thì bạn cứ dùng 2 tay banh miệng rộng ra cùng lúc kéo 2 mí mắt xệ xuống sẽ biết :)).
Nhìn vừa ngáo mà còn như con ếch “ộp” .
Nói chứ hùi nhỏ hay hù con nít toàn làm thế.
Thầy bùa người dân tộc (Thầy mo):
Là người có tiếng nói nhất định trong Làng, Thôn, Bản đặc biệt là các dân tộc thiểu số VN rất coi trọng. Thầy mo giỏi bùa phép và các thuật thư ếm và dùng nó để chữa bệnh giải trừ tà ma cho dân làng.
Đa phần các thầy mo sẽ đóng vai trò chủ lễ trong các lễ hội tâm linh, được xem là người thông linh với thánh thần: cầu mưa, cúng tế, cầu được mùa…. Một số khác kim luôn thầy lang về việc chữa bệnh ( bệnh âm,lẫn dương). Thầy thường hay nuôi cất âm binh để sai khiến, nuôi ma xó( để giữ nhà)..
Nếu một lần nào đó bạn theo chân anh Đen “đi vào rừng một mình mà không có rủ ai” thì hãy cẩn thận vì hên nếu không bị ma rừng che mắt đi cho đến chết bạn sẽ có thể đụng độ Quỷ Rừng.
[Quỷ Rừng] và nồi cháo thịt người.
là tên gọi một “sinh vật” đã hoá quỷ và lẩn khuất sâu trong rừng ở miền Tây Nam Bộ chực chờ giết người để thành tinh.
Quỷ rừng theo nhiều ghi chép xuất hiện dưới hình dáng một cụ bà trú ngụ trong căn chòi nhỏ sâu trong rừng, cụ sống một mình không con cái mái tóc bạc phơ lớt phớt, lưng cụ còng, nước da nhăn dúm và nụ cười kì quái. Những kẻ bộ hành vô tình tá túc nghỉ chân sẽ được bà lão thiết đãi bằng nồi cháo thịt thịnh soạn… khi họ đã say ngủ, bà lão sẽ hiện nguyên hình là một con quỷ da xanh, tóc trắng, răng nanh nhọn dài cả tấc… âm thầm dùng dao giết thịt từng người, phần còn lại nó sẽ tiếp tục nấu cháo dẫn dụ những con mồi tiếp theo.
Chính vì thế cánh đi rừng thường truyền tai nhau cẩn thận hơn với mùi đồ ăn, và những ngôi nhà kì lạ giữa rừng.
Trích đoạn trong 1 bài viết trên tamlinhorg
“Không cam tâm bị chết chúng tìm người đi rừng hại chết rồi nhập vào ăn thịt người để trả thù. Ban ngày thì sinh sống như người bình thường dụ người lỡ đường lại ngủ, đêm đến thì hóa quỷ giết khách trọ mà ăn thịt. Tuy nhiên, do bọn nó vốn sợ hổ, chết thành quỷ tậm tính vẫn sợ hổ nên thấy hổ hay răng, móng hổ là chúng chạy ngay. Muốn giết chỉ cần tròng lên cổ chúng sợ dây chuyền răng hổ này là chúng chết ngay. “
Tối nay có thời gian mình vẽ bức kế tiếp cho dự án lần này, mình không phải nghiên cứu chuyên sâu tâm linh nên còn mập mờ lắm, chỉ là chăm nghe chuyện ma những lúc làm việc nên cũng góp nhặt chút chút. Nếu ai biết thêm thông tin có thể đóng góp thông tin giúp mình…
[Quỷ Một Giò]
Quỷ Một Giò hẳn không phải là một cái tên xa lạ với người dân miền quê khi nhắc tới. Bạn nào coi Kính Vạn Hoa mình cũng nhớ có một tập nói về trò giả Quỷ Một Giò doạ người ở nhà ông cả?! ( mình quên rồi) để cho nhà đó ko bán được í.
Vào những đêm tối trời quanh những cánh rừng tràm người ta thường thấy 1 con quỷ chỉ có một chân nhảy qua lại trên các ngọn cây, một số khác trú ngụ trên cây cổ thụ lâu năm như quỷ một giò trên cây me, cây gòn, hay quỷ trên cây bần dọc các bờ sông miền Tây.( nhiều vùng quê khác cũng ghi nhận)
Nhiều mô tả: Quỷ Một Giò thường xuất hiện trên các ngọn cây cao với gương mặt gớm giếc, mặt trơ xương trắng hếu, mắt to tròn như đèn pha, miệng có nanh, lưỡi thè dài chạm đất, nó chỉ có một cái chân, cái chân đó thường móc vào cành cây để treo người, chân còn lại nó cầm trên tay vẫy vẫy,
Nguồn khác kể lại: Một Giò xuất hiện với nhiều hình dáng chứ không hẳn là hình dạng kinh dị lúc là cô gái, lúc bà già hay một người đàn ông nhưng họ chỉ có một chân… thình lình xuất hiện gây thất kinh hồn vía dân chài lưới, người đi làm đêm vô tình ngang qua mảnh đất nó trú ngụ.
Vẽ ma nhiều rồi mà để một ông mo già trấn không đủ nên mình cũng sẽ khởi động mùa 2 bằng một ông thầy pháp- thầy người kinh.
[nội dung đang cập nhật…cần đóng góp thêm]
Theo mô-típ truyện pháp sư dân gian, Có 2 loại pháp sư theo chính đạo và tà đạo được biết đến là người có pháp thuật và trừ khử được ma quỷ. Trong đó tuỳ vào con đường tu đạo, căn duyên mà hoạt động ở nhiều “lĩnh vực” khác nhau: chữa bệnh cứu người, diệt trừ ma quỷ, trấn yểm long mạch…
Thầy chính đạo lấy việc thiện tích đức làm lẽ sống ở đời. Thường là người có căn nghiệp từ nhỏ được thần thánh chọn lựa với sứ mệnh siêu độ, diệt trừ ma quỷ quấy phá trong dân gian. Người có căn thường nhìn thấy được các vong hồn vất vưởng có thể giao tiếp và tác động đến thế giới tâm linh. Cũng như các thầy mo, các pháp sư biết chế tạo các loại bùa chú, sử dụng ngãi nghệ, thư ếm và thu thập âm binh để làm việc cho mình.
Kiến thức hạn hẹp nên chỉ nói sơ sơ, thầy pháp/ pháp sư còn có một hệ thống cấp bậc đồ sộ tuỳ theo thời gian tu tập.
Ngày nay địa danh nổi tiếng nơi tu luyện của nhiều thầy pháp chính đạo của Việt Nam được biết đến là Thất Sơn 7 núi của An Giang.
Trong dân gian Việt Nam luôn truyền bá rất nhiều những câu chuyện về ma quỷ với hình thù kì lạ, thường được miêu tả bằng sự phóng đại một bộ phận nào đó trên cơ thể như ma Vú Dài, Quỷ Một Giò, ma tóc… một trong số đó có một loài được biết tới với tên gọi là ma Mặt Mâm (một số khác gọi thành Quỷ Mặt Mâm)
Theo miêu tả của nhiều người thì Ma Mặt Mâm có rất nhiều phiên bản, có con không mắt, miệng rộng lưỡi dài, số khác không mũi, miệng bé tí , mắt to tròn như cái chén… nhưng đặc điểm chung vẫn là khuôn mặt to tròn, phẳng lì như mâm ăn cơm.
Ghi chép về ma mặt mâm khá ít, thậm chí mình chỉ có thể hình dung qua miêu tả của các bạn kể chuyện ma trên các kênh internet… nên vẫn chỉ nằm ở mức concept.
“Chó đội nón mê hay chó thành tinh là 1 con ma trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam. Hiện thân là 1 con chó đực toàn thân màu trắng nhưng có mũi đỏ hoặc là chó đen nhưng chân lại có lông trắng có mũi trắng, đầu có đốm trắng và đuôi cũng trắng nốt. Loại chó này là yêu ma có thể hại người chủ. Khi nuôi nó thì lúc bình thường thì là chó nhưng đến độ trăng rằm sẽ hiện nguyên hình là 1 con tinh chó. Con tinh sẽ đội nón chống gậy thậm chí mang guốc mộc để đi lại trong nhà. Có lúc còn leo lên nóc nhà tru lên như sói cho tới sáng hôm sau mới thôi.”- Huy Lê.
——
Mình nói thêm về hình tượng con chó này: do đây là hình dung bản thân vẽ về một con chó trắng mũi đỏ đội nón chống gậy đơn giản vậy thôi nên mình sẽ xoá những trích dẫn từ truyện này nọ hoặc không bàn nhiều đến các hình thức vùng miền ra sao?!- các bạn có thể tìm một số nguồn truyện LẤY CẢM HỨNG như Quê Tôi Đất Độc trên VOZ, hay truyện “Nghiệp Chướng”.
Mọi người ai biết có thể chia sẻ thêm câu chuyện hay góc nhìn của mình.
Thấm thoát cũng được vài đêm trăng “dạo chơi” cùng ma quỷ, hôm nay Duy sẽ dắt mọi người đến một vùng quê xa xôi, vốn dĩ cũng rất yên bình… cho tới khi….
[ Quỷ nhập tràng] xuất hiện.
Truyền thuyết 1: Nhà nọ có một cụ già tuổi đã cao chân tay cử động yếu ớt chỉ có nằm đó chờ chết, Bỗng dưng một ngày cụ tỉnh đậy tươi tỉnh lạ thường đòi con cháu cho ăn, cụ thay đổi tính nết hay cáu gắt và một mực đòi ăn liên tục, cụ có thói quen ngủ nhiều ban ngày và tối đến thường vào bếp lục đồ ăn, thậm chí bắt cả chuột bọ bỏ vào mồm ngấu nghiến, lâu lâu cụ nhìn đứa cháu trong nhà mà thòm thèm…
Truyền thuyết 2: Trong một làng quê nọ đang yên lành thì bỗng nhiên có biến, chả là gà vịt mất vô số kể người ta tìm thấy xác chúng khô đét vươn vãi quanh chuồng… rồi thời gian sau tới những con thú lớn hơn như lợn, trâu bò cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mọi việc nghiêm trọng hơn khi có vài đứa nhỏ mất tích… người ta kháo nhau: quỷ nhập tràng đã xuất hiện.
Truyền thuyết thứ 3: có nhóm người thức canh quan tài một cụ vừa mới mất, tối nửa đêm có con mèo đen từ đâu đi lại lanh quanh rồi bỗng nhảy xổ qua quan tài người chết, người trong quan sống đậy và lần lượt hút cạn máu những người ngủ canh… mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi người cuối cùng trốn thoát được.
Nghe thì có vẻ như mấy truyện cổ tích hù con nít hay trong phim cương thi dài tập Hồng Kông… nhưng nó đã xảy ra ở nhiều vùng quê Việt Nam hàng chục năm về trước khi nhà cửa còn thưa thớt và ma quỷ lộng hành, những chuyện truyền miệng chưa chắc là sự thật nhưng nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con người với 3 từ QUỶ NHẬP TRÀNG.
Quỷ nhập tràng là gì?
Theo Wiki:
“Quỷ nhập tràng là một truyền thuyết dân gian kể về hiện tượng người chết trong lúc khâm liệm thì sống dậy và có những hành động khó hiểu, Những câu chuyện về quỷ nhập tràng luôn gắn liền với con mèo đen hay còn gọi là linh miêu, truyền thuyết kể rằng khi người chết chưa được khâm liệm mà một con mèo màu đen nhảy qua xác chết thì sẽ làm cái xác chết vùng dậy thậm chí là đuổi theo người sống trong thời gian ngắn.”
Đó là cách lí giải phổ biến cho một hiện tượng khoa học là lực hút âm dương, tĩnh điện pla pla… Nhưng có ai lí giải được việc người chết đột ngột hồi dương và cư xử kì lạ ( truyền thuyết 1) hay thậm chí đuổi theo và tấn công người sống để hút máu chứ ko đơn thuần là đuổi theo, nó hoàn toàn có tri giác, ma mãnh và có thể đánh lừa con người.
Theo một số truyện mình sưu tầm: thì quỷ nhập tràng cũng được hiểu là một linh hồn khác chiếm lấy thân xác 1 linh hồn yếu ớt hơn, thường là người sắp chết, nó chiếm lấy thân xác và giả dạng thành người đó để được cung phụng và sống như người bình thường. Vì là ma quỷ nên nó sẽ sinh hoạt khác thường, sợ ánh sáng ban đêm hay đi tìm động vật nhỏ ăn sống hay kiếm chút tiết canh.
Dẫu sao khi đời sống ngày càng hiện đại chuyện quỷ nhập tràng cũng chỉ còn trong tiềm thức của các cụ già thì nó cũng là một thứ tư liệu đáng lưu truyền lại về những loài ma quỷ dân gian.
Chuyện còn dài và hôm nào đó mình sẽ vẽ tiếp chuyện mượn xác hay linh miêu cũng khá phổ biến.
Và cuối cùng nhắc lại mình là hoạ sĩ không phải nhà nghiên cứu tâm linh, kiến thức mình đôi khi chủ quan. Bạn có quyền ko tin nhưng làm ơn tôn trọng nó, chẳng có gì là chắc chắn và tâm linh cũng vậy.
Thật thiếu sót khi kể về chuyện tâm linh mà không nhắc đến một trong những truyền thuyết đáng sợ nhất của người Việt vùng sông nước. Đó chính là
[Ma Da]
“Theo truyền thuyết, ma da thường là linh hồn của những người chết đuối mà không siêu thoát được, vì thế năm này qua năm khác cứ ở dưới đáy sông lạnh. Những ai bơi ở dưới nước nơi hoang vắng, hay một khúc sông, ma da sẽ xuất hiện từ bên dưới, kéo tay chân người đó rồi lôi xuống nước. Kết quả là nạn nhân dù có biết bơi và bơi rất giỏi cũng chết đuối.
Xác chết sau khi bị ma da kéo đi sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ngày xưa, ở nhiều khúc sông người dân phải mời thầy về cúng viếng, hoặc có người tự tử thì phải hương nhang đầy đủ. Thậm chí lập đàn “xin xác” mới có thể tìm thấy xác nạn nhân”- sưu tầm
Mô tả
Mô tả ma da có rất nhiều loại tuỳ theo khí đất và đối tượng chết oan.
“Ma da đôi khi có hình dạng như trẻ con, có lẽ vì thường chỉ trẻ con mới hay chết đuối khi bơi. Đôi khi lại được kể là đen đúa hoặc xanh nhớt, trơn như rong rêu bám dưới đáy sông. Mặc dù không ai gọi tên ma da thường xuyên nữa, nhưng quan niệm người chết đuối dìm chết người sống vẫn phổ biến ngay cả ở thời hiện đại.
Cũng có khi, người ta chỉ nhìn thấy một bàn tay hoặc một gương mặt kéo nạn nhân xuống dưới nước trước khi chết đuối.”-ST
Ở sông nước Miền Tây những năm lũ lụt, người ta mô tả nhìn thấy ma da có màu trắng đục, thân tròn có lông xuôi theo dòng nước như những cái mền lông, những người tránh lụt vô tình ngủ để chân tay xuống nước sẽ bị chúng vây lại nhấn chìm.
Trên thế giới ghi chép về ma da xuất hiện ở Nhật Bản với tên gọi “ yêu quái Funayurei” ma mãnh đã đánh chìm nhiều tàu bè và dìm thuỷ thủ đoàn xuống biển sâu…
Ở Việt Nam hẳn mọi người thuộc nằm lòng bài ca đồng dao Bắc Kim Thang, bài hát nói về hiện tượng Ma Da bắt người, làm cầu tre trở nên trơn trợt rồi dìm chết người thế mạng. ( anh bán dầu) được ông bà ta truyền lại về loài ma quỷ đáng sợ này.
À nhớ coi 1 nén nhang của Huỳnh Lập sẽ biết rõ hơn về loại ma này =))
(Màu sắc con Ma Da trong tranh đã có thay đổi để rõ ràng hơn, do nó sẽ đen đúa và trơn tuột
[Ma Vú Dài]
Vốn là một trong những con ma nổi tiếng được dân gian truyền miệng đặc biệt là những vùng quê nông thôn Nam Bộ. Cùng với ông Kẹ, Ma Lai Rút ruột, Quỷ nhập tràng, Ma Da… Ma Vú Dài luôn là một nỗi ám ảnh mỗi khi nhắc đến. Bằng ngôn ngữ chân chất của người dân nam bộ, thấy sao nói vậy: Nó được miêu tả là một cô gái với mái tóc dài, để phần ngực trần dài buông thõng, thường treo mình trên các ngọn cây lớn và trêu ghẹo người đi đêm, bắt hồn những ai nó nhìn thấy.
Bọn con nít thường được dụ cho bú sữa cho tới khi chúng hoá thành bùn đất, vì thế cho nên MVD là một con ma hay dùng để hù để bọn nhỏ không đi chơi đêm, vì chẳng ai biết chuyện gì xảy ra ở những rặng dừa bụi tre cao chót vót.
Dị bản về MVD thì có 2 bản nguồn gốc Gia Định xưa và Cà Mau, song đều mang ý nghĩa oán hận và trả thù.
——- theo một ghi chép khác mô tả về MVD—-
“Người ta đồn rằng không biết thật sự vú của nó có dài thiệt không, hay là do hai mái tóc dài xoã xuống bay bay nơi ngực nơi bụng làm cho những người gặp nó chợt có ấn tượng là vú nó rất dài. Nhưng có một điều là những ai đã gặp nó đều công nhận là lưỡi của nó rất dài, chân không bao giờ chạm đất, và toàn thân nó trùm bằng một tấm vải trắng.”
—-sưu tầm —
Ma Vú dài ở các vùng miền:
/ MA VÚ DÀI / là thể ma được nhắc đến nhiều trong các chuyện kể ở miền Nam. Ma Vú Dài thường gắn với hình ảnh lấp bùn vào miệng trẻ em. Ở miền Bắc, / MA VÚ DÀI / được ghi nhận là Mẹ Ranh Càn Sát trong Tang thương ngẫu lục của danh sĩ Phạm Đình Hổ thời phong kiến.
Tranh vẽ lấy cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ.
Kiến thức chỉ là góc nhìn quan điểm cá nhân nên cần đóng góp ^^
[Ma Lai Rút Ruột]
Wikipedia tiếng việt có nói như sau.
…Ma lai (tiếng Thái: กระสือ – Krasue, tiếng Campuchia: អាប – Ahp, tiếng Lào: ກະສື – Kasu) là một hồn ma nữ xuất hiện về đêm trong văn hóa dân gian Đông Nam Á. Ma lai thường xuất hiện với hình ảnh không có cơ thể, chỉ có đầu của một người phụ nữ và phần khí quản nối xuống nội tạng lủng lẳng ở dưới.
Với hình dạng kì dị, ma lai di chuyển bằng cách bay lơ lửng trong không trung. Phần họng của ma lai có thể đầy đủ toàn bộ cổ với da thịt hoặc chỉ có khí quản. Nội tạng bên dưới thường gồm có tim và dạ dày, tượng trưng cho sự thèm khát ăn thịt của hồn ma này. Nội tạng có thể thấm máu và phát sáng
……
MAI LAI ĂN GÌ?
Theo như quan niệm của mọi người, Ma lai vào đêm trăng tròn thường bay lang thang ăn cứt ăn đái của con người, hay của động vật. Những người nào, hay động vật nào bị Ma lai ăn cứt, sẽ trương bụng lên, rồi từ từ chết nghẻo…
Lời đồn như lời này rất phổ biến ở các vùng cao, các dân tộc thiểu số, và họ rất tin vào điều này, nên đôi khi có sự bài trừ, trừng phạt những người bị nghi là Ma lai rất đau lòng.
Truyền thuyết ma Lai tại các quốc gia.
Bên cạnh Thái Lan, Lào và Campuchia, ma lai cũng xuất hiện trong văn hóa dân gian Malaysia với tên gọi penanggalan hay hantu penanggal, ở Indonesia với một số tên như leyak, palasik, selaq metem, kuyang, poppo, và parakang. Tại Việt Nam, ma nữ này có tên gọi là ma lai (trong truyền thuyết của các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên). Philippines cũng có ma manananggal tương tự, chuyên đi săn lùng phụ nữ có thai.
Không chỉ ở Việt Nam mà hình ảnh “ma lai” còn xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết Nhật Bản, nhưng với một cách hình dung khác dưới cái tên Kuchisake Onna. …( sưu tầm)
/Ma Thần Vòng/
“Ma thần vòng là hồn người chết do tự sát bằng cách treo cổ và thường hay lanh quanh ở cái gốc cây mà họ đã từng treo cổ để dụ dỗ người khác chết theo”
Ông bà ta kháo rằng đây là loại ma có nhiều oán khí khó trị, cách duy nhất là người thân phải làm lễ tháo xuống và đốt bỏ ngay sợi dây oan nghiệt tại chỗ để tránh vòng lặp bắt người của Thần Vòng.
Một chút ám ảnh trở lại cho tối Halloween.
Xuất hiện trong tập 125 trên kênh Youtube chuyện ma Vũ Mập tập của chú Dương Minh Sơn.
/Ma Ráp Xác/ tả về một con ma doạ người ta bằng các bộ phận trên cơ thể. Nó sẽ rớt lần lượt chân, tay, mình và đầu xuống sau đó tự động ráp lại thành một cơ thể hoàn chỉnh ma quái và ghê rợn.
Nếu bạn nào từng xem kính Vạn Hoa tập Quý Ròm lên đồi cắt cỏ nhặt bóng mây cũng bịa vs bọn nhỏ về một con ma từng bộ phận rơi xuống. Những yếu tố cài cắm nhỏ thực ra rất tinh ý về những câu chuyện dân gian có thật… nhưng do mình không có đủ tư liệu nên chưa dám khẳng định chỉ vô tình bắt gặp nó trong nhiều câu chuyện ma kể lại trên youtube và cùng chung mô tả về cách xuất hiện khinh khủng này.
Hình vẽ là trí tưởng tượng cá nhân. Và mình sẽ tìm hiểu thêm để hoàn thiện nội dung.
[Ma trành]- theo Wikipedia
Ma Trành là linh hồn những người bị thần hổ ăn thịt. Những người bị hổ ăn thịt thường chết một cách tàn khốc, oan ức, nên linh hồn không siêu thoát được, cứ luẩn quẩn trong rừng, hoặc đi theo con hổ và bị nó sai khiến làm những việc nhũng nhiễu dân gian.
Ma Trành thường xuất hiện trong truyền thuyết người Mường.
“Trong tâm thức của người Mường, những con hổ đã ăn thịt trên 100 người, thì nó đã thành tinh và người Mường ở miền tây Thanh Hóa gọi nó là hổ thần. Thần hổ thường có số lượng nốt đỏ trên tai ứng với số người mà nó ăn thịt và màu lông của nó xám hơn, mắt đỏ hơn, thân thể lực lưỡng hơn.”
Trong trang vẽ này mình lại sử dụng một trong những chất liệu dân gian trong tranh dân gian Hàng Trống để vẽ. Màu lông trong tranh có thể không giống mô tả về loài hổ lông xám sống lâu thành tinh (lông ngả xám) do con này còn non =]]