Vật lý không phải là vấn đề. Hoàn toàn có thể làm máy bay rộng hơi, dài hơn hoặc cao hơn được.
Vấn đề đầu tiên là kinh tế, hãng sản xuất sẽ không thể bán được cho các hãng hàng không. Họ nhận ra rằng máy bay lớn là thảm họa về mặt kinh tế, vì (độ dài) đường băng, (công suất) động cơ, (sức nâng) của cánh, thời gian sắp xếp và tháo dỡ hàng hóa, cũng như thời gian bay, giới hạn công suất của máy bay khoảng 400-500 khách (Trans: trên mức này thì mỗi hãng hàng không sẽ thua lỗ với mỗi chuyến bay).
Vấn đề thứ hai, lớn nhất, là về sức khỏe và an toàn/ an ninh. Một trong các quy tắc thiết kế máy bay, là phải có khả năng sơ tán máy bay trong thời gian 90 giây. Thí nghiệm với các tình nguyện viên cho thấy rằng các máy bay rộng hơn thì khó đưa hành khách ra phía rìa ngoài để sơ tán. Nên không làm rộng hơn được.
Nếu làm cao hơn, thì có nghĩa là phải thêm cửa thoát hiểm, và ‘cầu trượt’ dài hơn, nên vẫn làm được. Tuy nhiên phần lớn sân bay chỉ có cầu ra máy bay ở 1 tầng, nên hoặc phải đưa hành khách từ 4 tầng còn lại vào 1 lối ra duy nhất, hoặc là thiết kế lại toàn bộ cổng ra máy bay thành 5 tầng, nghĩa là sẽ cực kỳ thiếu hiệu quả và đắt đỏ, nên máy bay như vậy gần như sẽ không bay đi đâu được. Nên không làm cao hơn được.
Còn nếu máy bay dài quá huh? Chắc lực tác dụng lên nó sẽ quá lớn chăng?
Có ai biết không?
____________________
Edward Ashford
Nếu bạn nghĩ rằng cánh máy bay là điểm tựa đỡ thân máy bay (tưởng tượng đặt 1 cái trục dài giữa 2 cái bàn, sau đó xuyên 1 cái ống dài qua trục và tìm cách cân bằng nó), thì đúng, mô-men uốn sẽ khá cao đấy. Thêm một vấn đề nữa, khi máy bay ‘rotate’ để cất cánh, thì đuôi thường có xu hướng bị chà xuống mặt đất. Nhiều máy bay hiện tại có một cái miếng ‘giáp’ ở cuối đuôi để ngăn hư hại khi đuôi chạm đất lúc cất cánh.
Hãy thông cảm cho các kỹ sư tội nghiệp ấy đi. Một tai nạn liên quan đến máy bay chở 500 người đã đủ khổ rồi, một cái máy bay chở 2500 người mà rơi thì chắc còn mệt nữa ý.
____________________
Jon Page
Thêm một vấn đề kinh tế nữa nè, đấy là bạn phải tìm được đủ người muốn đi đến cùng một chỗ vào cùng một thời điểm, nếu không thì chuyến bay sẽ lỗ là chắc. Chiếc A380 chỉ có lãi với một số đường bay thôi. Ngoài ra cũng có một số hạn chế trên thực tế dựa trên thời điểm có thể cho hành khách lên hoặc xuống máy bay, và yêu cầu máy bay không được hoạt động trong các khoảng thời gian này. Máy bay lớn thường sẽ không bay các chặng ngắn.

