Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
Không chỉ “cổ” về mặt thời gian tồn tại lâu đài, kiến trúc nơi đây cũng được thiết kế mang đậm chất cổ xưa. Trong đó làng Mông Phụ, cổng làng được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính. Hầu hết những ngôi nhà ở đây đều được xây bằng đá ong, vì thế ngôi làng này được gọi là làng đá ong.
Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua. Những năm gần đây, giới trẻ Hà Nội thường có xu hướng tìm về làng cổ để trải nghiệm, khám phá về kiến trúc, về con người nơi đây, về một vùng quê bình yên, thanh bình, giản dị giữa lòng thủ đô Hà Nội ồn ào, náo nhiệt.
Hà Nội đang vào những ngày đẹp nhất tháng 10, tranh thủ trời thu tạnh ráo mà đưa nhau đi trốn về ngoại thành sau ngày tháng giãn cách thôi bạn thân ơi!
Cre: Vân Hùng, Khương Trí