ĐỘI VỆ BINH PRAETORIAN — PHỤC VỤ VÀ BẢO VỆ HOÀNG ĐẾ LA MÃ

Đội Vệ Binh Praetorian là một trong những đơn vị quân đội hoành tráng nhất thế giới Cổ Đại, và cũng được biết tới nhiều nhất ngày nay. Những người lính này nổi tiếng vì là hộ vệ cho các Hoàng đế La Mã. Bên cạnh đó, một số vị Hoàng đế được cho là bị ám sát bởi chính đội Vệ Binh Praetorian đồng thời một số ít lên ngôi là nhờ họ. Bên cạnh đó, đội Vệ Binh Praetorian còn có các nhiệm vụ khác mà ít người biết được bên cạnh nhiệm vụ chính là bảo vệ Hoàng đế. 

?HỞI NGUỒN CỦA ĐỘI VỆ BINH PRAETORIAN 

Người ta cho rằng đội Vệ Binh Praetorian được thành lập vào thời Cộng Hòa La Mã. Vào giai đoạn đó, đội được thành lập để bảo vệ các tướng lãnh thuộc quân đội La Mã trên chiến trường. Một tướng lãnh La Mã được gọi là “praetor”, và lều chỉ huy trên chiến trường được gọi là “praetorium”. Do đó, hộ vệ cho “praetor” thì được gọi là Vệ Binh Praetorian. 

Nhiều học giả tin rằng đơn vị vệ binh này do Scipio Africanus thành lập lần đầu tiên, bằng cách chọn những chiến binh tinh nhuệ nhất trong những người lính dũng cảm của ông, loại trừ tất cả nghĩa vụ, chỉ đảm nhận duy nhất một nhiệm vụ là bảo vệ bản thân ông, và trả cho họ khoản lương gấp 6 lần. Điều này còn chỉ ra rằng việc sử dụng các đội quân được tuyển chọn làm hộ vệ xuất hiện từ thời kỳ đầu của nền Cộng Hòa. 

Trong khi các vị tướng lãnh của Cộng Hòa La Mã đều có đội hộ vệ riêng của mình, thì việc thành lập đội Vệ Binh Praetorian như là một tổ chức quy củ chỉ đạt thành dưới triều đại của Augustus. Dựa vào tình hình hỗn loạn của cuộc nội chiến và xung đột xã hội, Augustus nhận thấy được nhu cầu xây dựng một đội quân thề trung thành với bản thân ông. Do đó, không giống như mọi đơn vị quân sự khác, đội Vệ Binh Praetorian không chỉ tham gia chiến đấu mà còn phụ trách tổ chức các chiến dịch quân sự dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Augustus. 

Người ta cho rằng Augustus muốn bảo tồn các giá trị truyền thống của Cộng Hòa La Mã. Do đó, ban đầu, đội Vệ Binh Praetorian đóng quân bên trong 4 bức tường thành Rome không được phép trang bị các bộ giáp quân đội thông thường. Thay vào đó, họ mặc trang phục “toga” của thường dân (một loại áo dài thời La Mã), nên được gọi là “cohors togata” (dân quân). Mặc dù trông họ giống như là “lictor” (vệ sĩ) ở thời Cộng Hòa, nhưng họ vẫn được trang bị kiếm “gladius” tiêu chuẩn, chứ không phải là những thanh gỗ thông thường. 

?AI TRÒ KHÁC CỦA VỆ BINH PRAETORIAN — GIÁN ĐIỆP, KIỂM SOÁT ĐÁM ĐÔNG VÀ THAM GIA THẾ VẬN HỘI

Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng đế, đội Vệ Binh Praetorian còn bảo vệ cho người bảo trợ và lợi ích của họ một cách gián tiếp bằng cách hoạt động như là một lực lượng mật thám. Người ta cho rằng đội Vệ Binh Praetorian tham gia vào các hoạt động gián điệp, tra khảo, bắt giữ và thậm chí là bí mật hành quyết những kẻ được coi là mối đe dọa cho Hoàng đế. 

Một vài người lính trong đội Vệ Binh Praetorian được cho là đã ngụy trang như một người dân thường và tham gia vào các cuộc biểu tình để theo dõi và bắt giữ bất cứ ai chỉ trích Hoàng đế. Khi không cải trang thành dân thường trong các sự kiện công cộng, Vệ Binh Praetorian còn được sử dụng để kiểm soát đám đông. 

Thỉnh thoảng, Vệ Binh Praetorian còn tham gia Thế Vận Hội. Ví dụ như, một số tài liệu ghi nhận việc họ tham gia trong các cuộc săn thú hoang đế chứng tỏ sức mạnh của họ. Trong tài liệu “The Lives of the Twelve Caesars: The Life of Claudius” (Cuộc đời của 12 Caesars: Cuộc đời của Claudius) của Suetonius đã ghi lại là, 

“Ngoài các cuộc đua xe ngựa, ông còn tổ chức một trò chơi gọi là Troy với những con báo, bị săn đuổi bởi một đội kỵ binh Praetorian dưới quyền chỉ huy của một ‘tribunes’ (đội trưởng đội vệ sĩ) và quận trưởng”. 

Năm 52 Công Nguyên, Hoàng đế Claudius tổ chức một trận đấu trên nước (naumachia) ở Hồ Fucine, và đội Vệ Binh Praetorian cũng được tham gia. Theo sử gia La Mã Tacitus ghi lại, 

“Claudius chuẩn bị sẵn ‘triremes’, ‘quadriremes’ và 19 ngàn chiến binh: ông cho xếp hằng hà sa số chiếc bè xung quanh để không cho tạo ra lối thoát…Trên bè là nơi các đơn vị Vệ Binh Praetorian tập hợp, nấp sau các lan can trên bè để điều khiển máy bắn đá hay bắn tên.”

?Ệ BINH PRAETORIAN VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ TRONG VỤ ÁM SÁT CALIGULA

Người ta chỉ ra rằng Hoàng đế Claudius nắm được ngai vàng nhờ có sự nhúng tay của đội Vệ Binh Praetorian. Người tiền nhiệm của Claudius, Caligula, bị ám sát và người chịu trách nhiệm cho hành động này là đội trưởng của một trung đội Vệ Binh Praetorian tên là Cassius Chaerea. Theo sử gia Suetonius, 

“Gaius đã từng chế nhạo ông, một người đàn ông làm việc rất tốt trong nhiều năm, với sự khiêu gợi và ẻo lả trong mọi hình thức xúc phạm. Khi ông hỏi từ khóa, Gaius sẽ trao cho ông là ‘Priapus’ hoặc ‘Venus’, và khi Chaerea có dịp cảm ơn ông về bất cứ điều gì, ông sẽ nắm tay ông mà hôn, tạo hình và di chuyển nó theo kiểu ghê tởm.”

?HIỀU VỤ ÁM SÁT HƠN BỞI “HỘ VỆ CỦA HOÀNG ĐẾ”

Vụ ám sát Caligula có thể là vụ đầu tiên mà Vệ Binh Praetorian nhúng tay vào ám sát Hoàng đế (vụ thứ hai, người ta cho là vụ Tiberius bị ám sát bởi đội trưởng Vệ Binh Praetorian là Macro, theo tài liệu của Tacitus), nhưng chắc chắn không phải là vụ cuối cùng.

Những vị Hoàng đế bị ám sát sau đó bởi đội Vệ Binh Praetorian có thể kể tới như là Galba, Commodus, Caracalla, và Elagabalus. Do đó, thành một thông lệ, người ta gọi đội Vệ Binh Praetorian là những kẻ “tạo ra vua” của thành Rome. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 4 Công Nguyên, họ mắc sai lầm khi đưa Maxentius lên ngai vàng. 

Vào năm 312 Công Nguyên, Maxentius và đội Vệ Binh Praetorian của ông chiến đấu chống lại Constantine tại Trận Cầu Milvian. Trong trận đánh đó, Maxentius thiệt mạng và đội Vệ Binh Praetorian bị đánh bại. Đơn vị này sau đó bị giải thể bởi Constantine và các thành viên còn lại bị đưa ra tiền tuyến chiến đấu cho Đế chế, và do đó chấm dứt vai trò bảo vệ hoàng đế và thời kỳ khuynh đảo triều chính của đơn vị này.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thiếu mưa đi đôi với 20% các vụ ám sát của các Hoàng đế La Mã. Nghiên cứu được công bố trên tờ Economic Letters cho thấy “lượng mưa thấp hơn làm tăng khả năng quân đội La Mã, những người sống dựa vào nguồn cung cấp lương thực địa phương, chết đói. Điều này đẩy binh lính đến cuộc binh biến, do đó làm suy yếu sự ủng hộ của Hoàng đế và tăng khả năng ông bị ám sát”. Nếu vị Hoàng đế không trực tiếp bị ám sát bởi đội quân của mình, nghiên cứu còn cho biết an ninh của Hoàng đế sẽ bị giảm sút do binh lính mất niềm tin vào khả năng cung cấp đủ lương thực cho họ. Điều đó sẽ mở ra cánh cửa cho những kẻ thù khác hạ gục ông.

Mặc dù vậy, thời tiết xấu có thể không đủ để kích động các vệ binh của Hoàng đế ám sát hoặc bỏ rơi ông. Chúng ta đừng quên một số vấn đề khác có thể tạo ra những vụ ám sát này, chẳng hạn như dịch bệnh, chiến tranh và những mối nguy về kinh tế. Hoặc có thể họ chỉ đơn giản là những hoàng đế tồi. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *