CUỘC ĐUỔI BẮT TIẾN HOÁ CỦA HƯƠU CAO CỔ VÀ CÂY ACACIA 


Acacia là một loài thực vật thuộc chi keo, thuộc cây họ đậu ở châu Phi với đặc điểm rất nhiều gai dài 8-10cm, nhọn và sắc như dao mọc cả ở đầu những cành non (khá giống cây bồ kết ở Việt Nam).
Theo các trầm tích và hoá thạch nghiên cứu được, các nhà khoa học thấy rằng loài keo Acacia trước kia hoàn toàn không có gai. Vậy điều gì khiến cho chúng trở nên có vẻ ngoài “hung dữ” tới vậy?
?â? ??ả ?ờ? ??í?? ?à ?ươ? ??? ?ổ❗
Hươu cao cổ rất thích ăn lá cây Acacia, và để chống lại việc hươu ăn lá thì những cây Acacia đã tiến hoá bằng cách mọc thêm gai ở mỗi mắt lá.
??á đắ?? ??? ?ươ? ??? ?ổ❗
…Nhưng những chiếc lưỡi của hươu cao cổ lại trở nên linh hoạt hơn, chúng có thể dài tới 53cm và thô, sắc để có thể luồn vào giữa những chiếc gai, hái những cành lá Acacia non xanh mơn mởn!
??á đắ?? ??? ?â? ??????❗
Không từ bỏ cuộc chiến sinh tồn. Những chiếc lá của sinh ra chất tannin để tự vệ. Tannin là thành phần gây nên vị đắng, chát và ức chế tiêu hóa bằng cách tác động vào protein, các enzym tiêu hóa và liên kết với các protein thực vật đã tiêu thụ trong dạ dày, khiến chúng khó tiêu hóa hơn.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là những cây keo Acacia trong vòng 50m phản ứng với việc người hàng xóm tiết ra tanin theo gió và ngay lập tức phản ứng với việc đó bằng sự giải phóng tannin, khi nhận được thông tin có hươu cao cổ tấn công từ mùi hương các cây khác cảnh báo, cả một quần thể cây Acacia xuôi theo chiều gió đã kích hoạt cơ chế giải phóng tannin, biến đổi hương vị lá, trở nên đắng và chát hơn để hươu cao cổ không ăn được nữa.
??á đắ?? ??? ?ươ? ??? ?ổ❗
Nhưng tự nhiên là một quá trình đuổi bắt để tiến hoá trong chuỗi các mắt xích của lưới thức ăn. Để đối phó với việc này, hươu cao cổ đã tích luỹ được kinh nghiệm làm sao để ăn lá cây Acacia bằng việc đi kiếm thức ăn…ngược hướng gió.
Thế là, cây Acacia vẫn cứ bị hươu vặt trụi.
??á đắ?? ??? ?â? ??????❗
Kết lại thì, giữa Acacia và hươu cao cổ, đó là một tình yêu đẹp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *