co-dai-moc-o-ruong-hoa-ra-la-loai-rau-mat-bo,-nau-canh-ngot-thom,-tang-suc-de-khang

Cỏ dại mọc ở ruộng hóa ra là loại rau mát bổ, nấu canh ngọt thơm, tăng sức đề kháng

Loại rau được nhắc đến là thài lài hay còn được gọi với cái tên dân dã là rau trai. Cây này ưa ẩm, thường mọc ở các khu vực bờ ruộng, bờ ao, kênh mương. 

Đa số mọi người đều nghĩ rằng thài lài là cỏ dại chỉ cắt về cho lợn ăn mà không biết công dụng tuyệt vời của loại rau này.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 1.

Theo Đông y, loại rau này có tác dụng làm mát máu, bổ phổi, trị ho, thậm chí là hỗ trợ điều trị rắn cắn.

Theo Đông y, loại rau này có tác dụng làm mát máu, bổ phổi, trị ho, thậm chí là hỗ trợ điều trị rắn cắn. Bên cạnh đó, loại rau này cũng được dùng để trị bệnh nhiễm trùng, sốt, các loại xuất huyết, kiết lỵ…

Cây thài lài thân thảo, mọc xiên, lá nhọn nhìn giống lá cây rau răm tuy nhiên màu tươi hơn. Hoa của cây thài lài màu xanh đậm. 

Ở một số nơi người ta giã hoa thài lài đắp lên các vùng khớp xương, mụn nhọt mỗi ngày 1 lần để rút ngắn thời gian điều trị. Phần thân của cây thài lài mọng nước, ăn rất giòn, mềm.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 2.

Bạn có thể sử dụng loại rau này nấu canh hoặc luộc đều rất ngon.

Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một công thức nấu canh rau thài lài vừa ngon vừa bổ, quan trọng là dễ làm ai cũng có thể học theo.

Nguyên liệu

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 3.

– Cỏ thài lài

– Sò điệp

Cách nấu canh thài lài

1. Loại rau này hái về bạn ngắt bỏ cọng già, lá úa rồi rửa sạch. Do rau mọc ở các khu vực ẩm ướt, thân sát đất vì thế bạn cần sơ chế thật kỹ để loại bỏ toàn bộ sạn bẩn bám trên bề mặt.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 4.

Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng là ngâm rau thài lài trong nước muối có bỏ thêm 1 – 2 thìa bột mì. Ngâm chừng 5 – 10 phút thì rửa rau nhiều lần với nước là có thể đem đi chế biến.

2. Sò điệp bạn thái hạt lựu rồi ngâm chừng 2 tiếng trong nước sạch cho mềm rồi vớt ra. Bản thân sò điệp rất giàu đạm, hương vị đậm đà nên sẽ giúp món canh rau thài lài vừa ngon lại bổ dưỡng hơn gấp bội.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 5.

3. Bắc 1 nồi nước lên bếp, thêm sò điệp đã thái hạt lựu vào, đậy nắp và đun sôi. Phần nước dùng sẽ có màu trắng đục và khi nếm thấy rõ vị ngọt thơm đậm đà.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 6.

Bạn cũng đừng nêm quá nhiều loại gia vị mà làm mất đi độ ngọt tự nhiên. Chỉ cần bỏ vào đây vài hạt muối là canh sẽ đậm đà theo ý muốn.

4. Trứng gà đập ra bát, đánh tan. Khi nồi canh sôi, bạn đổ phần trứng vào nồi sau đó khuấy đều lên.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 7.

5. Chờ canh sôi lại, bạn thả phần rau thài lài đã được rửa sạch vào. Rau chín mềm, bạn cho 2 – 3 giọt dầu mè là hoàn thành.

6. Múc canh thài lài nấu sò điệp ra bát và thưởng thức. Rau chín mềm, xanh tươi đẹp mắt. Sò điệp màu ngả vàng cam càng nổi bật trên nền xanh tươi mát của thài lài chín.

Loại cỏ dại mọc tua tủa sau mưa không ngờ là rau quý, nấu chung với con này rất ngon, không biết ăn quá tiếc - Ảnh 8.

Mùa hè thời tiết nóng nực, cơ thể háo nước, toát nhiều mồ hôi, các món canh thanh đạm như thài lài nấu sò điệp rất được ưa chuộng. Nó vừa bổ sung lượng nước mà cơ thể cần đồng thời cung cấp các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng.

Vị của canh rau thài lài rất ngon. Nước canh ngọt thơm, đậm đà, rau thanh mát, sò điệp giòn mềm ăn rất thích. Người ta ví độ thanh mát của loại rau này có thể sánh ngang với rau sam cùng dưa chuột.

Ngoài ra, nếu không mua được sò điệp bạn có thể thay thế bằng tôm, tép đồng hoặc ngao, hến, trai đều được. Một số nơi người ta còn nấu chung thài lài với rau sam, rau dền thành bát canh thập cẩm thanh mát cho mâm cơm hè.

Mặc dù loại rau thài lài có nhiều công dụng tuy nhiên vì nó có tính hàn thế nên những người mắc chứng tỳ vị hư hàn không nên sử dụng thường xuyên. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *