Nhà sử học La Mã Suetonius mô tả Caesonia sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. Hoàng đế Caligula thậm chí còn từng bắt vợ mình khỏa thân và diễu hành trước mặt bạn bè để mọi người tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng. Tuy nhiên Caligula chỉ trị vì trong 4 năm, từ năm 37 sau Công Nguyên cho tới khi bị ám sát. Cô cũng bị giết ngay sau khi Caligula bị ám sát. Có nguồn tin cho rằng Caligula và Caesonia đã có một mối tình say đắm, vì quá đau buồn trước cái chết của chồng, Caesonia đã kề cổ vào lưỡi dao của kẻ ám sát, thúc giục hắn kết liễu đời mình.
Nguyên nhân khiến hoàng đế Caligula bị ám sát được cho là xuất phát từ việc tiêu xài hoang phí, đặc biệt là dành tiền cho đá quý, khiến ngân khố La Mã cạn kiệt. Thậm chí, có tin đồn rằng, vị hoàng đế ham sắc này còn quan hệ loạn luân với chị em trong hoàng tộc và ngoại tình với vợ của các đồng minh.
Chiếc nhẫn đặc biệt gây sự chú ý bởi hình ảnh một người phụ nữ được khắc vô cùng tỉ mỉ, công phu trên mặt đá Sa-phi-a (sapphire). Người phụ nữ được khắc trên mặt đá chính là Caesonia, vợ thứ 4 của Caligula.
Đây là kỹ thuật chạm âm. Nghĩa là chạm khắc lõm vào bên trong. Cho tới thời điểm hiện tại, kỹ thuật này vẫn là một kỹ thuật rất khó cho người thợ chế tác đá quý.
Công chế tác cho một bức chạm âm như thế này ở thời hiện tại vẫn tương đối cao, tuy nhiên nó đã được phổ biến hơn nhiều so với 2000 năm trước.
Rất khó hiểu sao người 2000 năm trước có thể chạm khắc được tới mức cỡ này.
Tháng 10 năm 2019, chiếc nhẫn Sapphire được cho là vật thu hút sự chú ý trong buổi triển lãm của hơn 100 viên đá quý được tổ chức bởi công ty trang sức Wartski tại thủ đô London, Anh. Giá trị của nó rơi vào khoảng 5.000 USD – 500.000 USD.
Phiên đấu giá trở thành mối quan tâm lớn với các nhà sưu tập đá quý trên thế giới. Những người đến từ Nhật Bản thậm chí còn xếp hàng bên ngoài cơ sở của Wartski nhiều ngày trước khi triển lãm lần đầu tiên được thông qua.