THỜI GIAN ĐÁNH LỪA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Đã bao giờ bạn thử nhìn lại khoảng thời gian trôi qua trong 1 ngày như thế nào chưa? Lúc chúng ta còn nhỏ, khi chờ đợi đến buổi sinh nhật, thời gian như kéo dài vô tận; nhưng khi chúng ta trưởng thành, ta lại tự hỏi: Ủa! Mới đó mà mình đã 30 tuổi rồi sao? Vậy có phải hình như khi chúng ta càng lớn, thời gian trôi nhanh hơn?

Để chứng thực cho vấn đề này, vào năm 2005, 2 nhà tâm lý học Marc Wittman và Sandra Lenhoff đã thực hiện 1 cuộc khảo sát trên 499 người tham gia (với độ tuổi từ 14 đến 92) về việc họ cảm thấy tốc độ thời gian trôi qua như thế nào. Khi được hỏi trong khoảng thời gian từ 1 tuần, 1 tháng hay thậm chí là 1 năm, sự nhận thức về thời gian giữa người cao tuổi và trẻ em hầu như không có sự khác biệt. Nhưng khi được hỏi với khoảng thời gian lớn hơn, ví dụ 1 thập kỷ, những người lớn tuổi trở lên lại nhìn nhận thời gian trôi nhanh hơn. Và khi được yêu cầu miêu tả về quãng đời mà họ đã sống, đối với những người trên 40 tuổi, đều có chung suy nghĩ rằng khoảng thời gian tuổi thơ của họ trôi đi rất chậm, nhưng lại tăng dần tốc độ lên khi bước qua tuổi trưởng thành. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho chúng ta cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn khi ta già đi?

Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho câu hỏi này. Một trong số đó là sự thay đổi về mặt sinh học của con người. Ở trẻ em, việc trao đổi chất diễn ra nhanh khiến nhịp tim và hơi thở của chúng nhanh hơn trong khi tốc độ thời gian vẫn cố định khiến cho chúng cảm thấy rằng thời gian chờ đợi đã rất lâu rồi mà chưa đến. Đối với người trưởng thành, nhịp tim và hơi thở chậm dần qua năm tháng tạo cảm giác thời gian trôi nhanh hơn so với khi họ còn nhỏ.

Một lí do khác cho vấn đề này được đưa ra bởi giáo sư người Mỹ, Adrian Benjan. Ông cho rằng song song với việc chúng ta già đi, tốc độ mà chúng ta phân tích thông tin tiếp nhận được sẽ trở nên chậm lại. Nếu tưởng tượng thông tin giống như những khung hình trong một bộ phim, người ta càng thấy nhiều khung hình trong một giây thì hình ảnh có vẻ trôi qua càng chậm. Người ta nhìn thấy càng ít khung hình mỗi giây thì hình ảnh có vẻ di chuyển càng nhanh. Mà con người thường ước lượng quá khứ bằng việc gợi nhớ lại thông tin trong suốt quá trình một sự kiện diễn ra Do đó, việc trẻ em cảm thấy thời gian trôi chậm hơn do lượng thông tin mà chúng nhớ lại nhiều hơn. Ngược lại, đối với người lớn, việc cơ quan xử lí thông tin của bộ não đã bớt nhạy khiến cho họ tiếp nhận ít thông tin hơn, bởi thế nên thời gian trôi chậm hơn.

Ngoài ra người ta cũng đặt một giả thuyết cho rằng có sự liên quan giữa nhịp sống của con người và cách ta đo lường thời gian. Cụ thể đó là người lớn thường có nhịp sống nhanh hơn, họ phải bận bịu với nhiều công việc, có nhiều mối lo toan, suy nghĩ. Với việc những người bận rộn cảm thấy rằng không có đủ thời gian để giải quyết hết công việc, ắt hẳn thời gian đối với họ trôi nhanh hơn bình thường.

Trong khi người trưởng thành phải chạy đua với thời gian, thì cuộc sống của trẻ em có vẻ thư thái hơn nhiều. Bọn trẻ thường dành thời gian để vui chơi, khám phá những điều mới mẻ, làm những việc chúng thích và điều đó khiến chúng ý thức được thời gian đang trôi qua một cách chậm rãi.

Đã có nhiều và nhiều những câu trả lời được đưa ra để giải thích lí do vì sao trẻ em và người lớn có sự khác nhau trong việc cảm nhận về thời gian. Tuy nhiên, những câu trả lời này lại không đảm bảo tính chặt chẽ về mặt logic và không có sự thống nhất giữa các ý tưởng bởi thời gian là một vật thể trừu tượng.

Người lớn muốn thời gian trôi chậm lại ? Vậy thì mỗi ngày hãy dành một chút thời gian bắt chước những đứa trẻ, làm những công việc mình thích, tìm hiểu và tò mò với nhiều thông tin mới mẻ. Chính khi ta thực hiện những điều mình thích, ta sẽ quý trọng những khoảnh khắc đang trôi qua và rồi sẽ chẳng còn cuộc đua nào với thời gian nữa.

Nguồn: The KNOW Project

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *