Tại sao các nhạc công nhạc cổ điển cứ chơi mãi nhạc của các nhà soạn nhạc đã mất vậy?

Tôi có thể trả lời câu hỏi này.

Tôi từng làm việc tại kho lưu trữ của NY Philharmonic nên tôi đã đọc qua văn bản họp nội bộ về cách vận hành của dàn nhạc trong suốt 30 năm qua.

Đặc biệt, NYP từ lâu đã dẫn đầu trong việc trình diễn các tác phẩm mới.

Như những người khác đã trả lời, có nhiều dàn nhạc dành riêng cho việc chơi những tác phẩm mới. Thêm vào đó, không gì ngăn bước các nhà soạn nhạc ngồi xuống cùng nhạc cụ của họ và biểu diễn cả.

Việc đó chẳng có gì liên quan đến các bản canon, hay bất kỳ lý do nghệ thuật nào khác. Đó là những gì họ nói với tất cả mọi người ở nhạc viện.

Có hai phần mà tôi sẽ mở rộng sau.

  1. Khán giả: Nhiều khán giả bị mất hứng bởi chủ nghĩa hiện đại sau Thế chiến II. Tất cả các dàn nhạc giao hưởng đều nhận những lá thư bày tỏ sự tức giận bởi vì có những tác phẩm kỳ lạ được biểu diễn hôm đó. Đơn giản mà nói, Các tác phẩm của Beethoven (hay bất kỳ nhà soạn nhạc nổi tiếng nào) cũng bán được nhiều vé hơn một tác phẩm vô danh. Đó là lý do vì sao bạn chẳng bao giờ thấy một chương trình chỉ toàn chơi nhạc mới. (Tôi từng được ủy nhiệm bởi một dàn nhạc giao hưởng lớn về một buổi biểu diễn toàn nhạc mới… chúng tôi đã có thể tổ chức một trận đấu thể thao ở đó luôn bởi số lượng khác giả và số lượng nhạc công cũng xêm xêm nhau.)
  2. Một lý do lớn khác. Nhiều người không nhận ra rằng số tiền bán vé chỉ có thể chi trả cho 50% chi phí buổi diễn. Có nghĩa là bên tổ chức sẽ phải tìm cách khác để có thể chi trả hoàn toàn chi phí. Thương lượng với các đoàn thể, các nhà phát hành, người đại diện của các nhạc công biểu diễn. Họ thường sẽ lập các nhóm để giúp đỡ. (ví dụ, nghệ sĩ độc tấu XYZ sẽ chơi bản Concerto 123 với 10 dàn nhạc và chi phí chia đều cho các bên. Cũng sẽ thường thấy một nghệ sĩ độc tấu hoặc nhạc trưởng chơi y chang một bản nhạc đó ở một địa điểm khác.)…nhưng cách thực tế mà các dàn nhạc vẫn tồn tại là nhờ vào tiền tài trợ của các cá nhân và các tập đoàn.

Họ (cá nhân và tập đoàn) là yếu tố quan trọng nhất. Các tập đoàn khi tài trợ sẽ không muốn dính vào tranh cãi. Nếu một bản nhạc tên là F$&k Trump… thì không bao giờ nhé… bạn có thể tưởng tượng ra khả năng nó được chơi rồi đấy. Quá nhiều rủi ro.

Đã có những nhà tài trợ cá nhân lên đến 30 triệu đô cho một buổi diễn. Nên nếu các nhà tài trợ này thích Puccini… thì đoán xem. Nếu họ thích Mozart… đoán tiếp xem.

Tất cả là bởi vì tiền cả đấy.

_____

Thêm từ bình luận của tác giả:

Câu trả lời của tôi có điểm trọng tâm (có lẽ tôi sẽ mở rộng sau). Các tác phẩm mới không thể sở thành canon nếu không đạt đến một mức độ nhất định. Một ví dụ điển hình là Adagio For Strings của Barber. Bởi vì buổi ra mắt được phát toàn quốc, nó gần như ngay lập tức trở thành kinh điển.

Không có một lượng khán giả rộng rãi và được biểu diễn lặp đi lặp lại nhiều lần, thì đơn giản chuyện đó sẽ khó xảy ra được.

Như tôi đã đề cập trong câu trả lời của mình, bản thân tôi cũng là một nhà soạn nhạc, và đã nghe qua rất nhiều bản nhạc mà tôi nghĩ là những kiệt tác. Lượng khán giả đơn giản là quá nhỏ để tôi có thể chia sẻ rộng rãi và khiến cho nó trở nên có ý nghĩa… ngoại trừ vài trăm người quen biết.

Và về chuyện “chúng ta chơi những bản nhạc đó vì chúng ta yêu nó”… một câu trả lời đẹp trên khía cạnh cá nhân.

Bối cảnh câu trả lời của tôi là các tổ chức lớn, hoặc các sự kiện có tác động lớn như BBC Prom chẳng hạn. Một buổi biểu diễn thành công trong bối cảnh đó có thể đem đến các hợp đồng ghi âm, được các nhà tìm kiếm tài năng để mắt đến và hơn nữa.

Ở quy mô này, “bản nhạc yêu thích” gần như chẳng tồn tại. Nếu bạn là thành viên của một dàn nhạc, bạn phải chơi những gì bạn được bảo và bỏ qua ý kiến cá nhân của bạn về tác phẩm đó. Bạn được trông đợi là một người chuyên nghiệp và có chuyên môn.

Mọi thành viên trong dàn nhạc chơi những bản nhạc mà họ không thích. Và cũng gần như tất cả các thành viên dàn nhạc chơi những bản họ “thích” ở nơi khác.

Theo: Khám Phá Thế Giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *