Ý nghĩa của việc học về những gì đã trôi qua

Ý nghĩa của việc học về những gì đã trôi qua:

  • Để giảm bớt bị lừa gạt:

Từ năm 1400-1414:

Nhà Hồ thay cho nhà Trần. Họ Trần bị chết tức tưởi sinh ra oán giận. Nhà Minh ở Trung Nguyên động binh, để “phù Trần diệt Hồ”, nhiều người hưởng ứng. Nhà Hậu Trần chống lại mà bị diệt.

  • Để giảm bớt bị xiềng xích:

Từ năm 1400-1414:

Nhà Minh tiến hành xóa bỏ văn hóa từ thời Lý-Trần, đốt bỏ văn tự, sách vở không có ích cho cai trị, còn thì chuyên chở về nước.

Từ những năm 1950 đến nay:

Chủ nghĩa cộng sản được áp dụng. Giáo lý “vô ngã” của nhà Phật có phần bị hiểu thành “không có của riêng”; thực sự vốn là không thể giữ lại giới hạn vận động, tức sự vận động bên trong hiện thực phải kết thúc. Giáo lý “vô vi” của Lão Tử bị bóp méo, từ tiếp nhận tác động sao cho giảm bớt sự nguy hại, lại có thể biến thành việc có hay không cũng được. Phật giáo Tây Tạng thâm nhập, truyền đạt niềm tin hiện thực kiếp này là sự trừng phạt của kiếp trước, hoàn thành sự trừng phạt thật tốt sẽ được giải thoát.

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, như cách một mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa hướng đến kết thúc từ lúc bắt đầu. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa phần nào khuất phục trước cái nghèo, cái đói và sự tha hóa. Trong khi đó lại nổi lên mầm mống chủ nghĩa quốc xã và phát xít (tức sẽ chọn lọc xã hội theo trật tự của chủ nghĩa tư bản nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp mà sự phục tùng tuyệt đối quyết định của kẻ có sức mạnh là rất cần thiết). Cũng kéo theo mầm mống chủ nghĩa tự do mới, mở đường cho chủ nghĩa thực dân mới bởi sức mạnh tư bản.

Mọi thứ đứng trước nguy cơ trở lại cái vòng lặp như cách Hegel nhận định vào thế kỷ 19 cho rằng Trung Quốc không có lịch sử. Nhưng toàn cầu hóa phần nào kéo giãn chế độ xã hội chủ nghĩa cũ đi lên.

Kết luận:

Muốn tối giản thì cần giản lược, không phải cứ lược bớt là được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *