XEM CÁCH ĐỐI MẶT VỚI VẤN ĐỀ, NHÌN RA NGƯỜI TẦM THƯỜNG, NGƯỜI THÔNG MINH VÀ KẺ TRÍ TUỆ

Trang Tử từng kể một câu chuyện như sau:

Trước kia, có một người rất nhát gan, khi bất ngờ trông thấy cái bóng của mình, anh cho rằng đó là yêu quái đang tác oai tác quái nên đã bỏ chạy một cách đầy sợ hãi.

Cái bóng luôn ở bên cạnh anh ta, anh ta chạy nhanh, bóng cũng đuổi theo nhanh, càng hoang mang hơn, anh ta càng chạy nhanh hơn.

Cuối cùng, chết vì chạy quá mệt.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, có “thuận cảnh” thì cũng phải có “nghịch cảnh”, giống như mỗi người đều tìm thấy cái bóng của mình dưới ánh mặt trời.

Càng trốn tránh khó khăn, vấn đề không được giải quyết sẽ ngày càng nhiều, tới cuối cùng mệt mỏi vô độ.

Người thông minh, trước giờ chưa bao giờ xem trốn tránh là cách giải quyết vấn đề.

1. NGƯỜI TẦM THƯỜNG TRỐN TRÁNH VẤN ĐỀ

Thế gian này luôn tồn tại những người vô cùng cằn cỗi nhất về mặt tâm lý, đó chính là những kẻ tầm thường.

Xung quanh chúng ta luôn có một bộ phận người, luôn túc trực bên mình suy nghĩ “trốn tránh dù xấu hổ những cũng có ích”, thực ra, trốn tránh về cơ bản không thể giải quyết vấn đề, mà chỉ là đặt vấn đề ra phía sau mà thôi.

Trốn tránh không chỉ đáng xấu hổ mà còn không có chút giá trị gì, giống như các cụ bảo “thợ kém mới chê đồ nghề rởm”.

Một người không giỏi ăn nói thì dù có thay đổi môi trường cũng không giúp EQ của họ cao hơn, một người không biết nấu cơm thì dù có đổi cái chảo tốt hơn cũng không thể khiến họ thành đầu bếp.

Trốn tránh trông có vẻ rất nhẹ nhàng, nhưng thực ra vấn đề vẫn còn đó, chất đống thành núi, vô hình đè nén lên lưng của chúng ta.

Kiểu người này ở thời điểm hiện tại trông có vẻ hứa hẹn, nhưng thực ra mọi vấn đề đều rơi vào ngày mai. Khi vấn đề bị tồn đọng buộc họ phải đối mặt với nó, áp lực đối với họ sẽ lớn hơn nhiều so với khi họ đối mặt với vấn đề ngay từ đầu.

Trốn tránh, vốn dĩ là bản năng của bất cứ sinh vật nào.

Nhưng chạy trốn một khi trở thành lối mòn, con người ta sẽ có xu hướng hình thành nên thói quen chạy trốn trước tiên chứ không phải suy nghĩ nên làm sao để giải quyết vấn đề.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ trở thành vấn đề.”

Tích lũy vấn đề của ngày hôm nay sang ngày mai, rồi sẽ có lúc bạn bắt buộc phải đối mặt; cứ đặt những gánh nặng trên lưng, sớm muộn cũng có ngày bạn bị đè bẹp tới vỡ vụn.

2. NGƯỜI THÔNG MINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Người thông minh khi đối mặt với khó khăn, nhất định không lựa chọn trốn chạy hay thỏa hiệp, ngược lại, phản ứng đầu tiên của họ luôn là nhìn nhận thật rõ vấn đề, giải quyết vấn đề.

Người có đầu óc linh hoạt luôn rất giỏi trong việc phát hiện ra vấn đề, đồng thời tìm ra con đường gỡ rối cho mình.

Trong cuốn “Đạt sinh” của Trang Tử, có một câu chuyện như sau:

Một ngày, Khổng Tử muốn tới nước Sở, trên đường đi, Khổng Tử gặp một ông lão lưng gù đang cầm cây gậy rất dài có đầu dính bắt ve sầu, động tác linh hoạt và nhẹ nhàng giống như đang nhặt đồ trên mặt đất vậy.

Khổng Tử nói: “Kĩ thuật của tiên sinh quả là kì diệu! Không biết tiên sinh có bí quyết gì không?”

Ông lão gù nói với Khổng Tử: “Tôi có cách của tôi. Dù cây gậy rất dài, không dễ để dính chuẩn xác, ve cũng ở rất cao, nhưng tôi có thể tập luyện nhiều hơn mỗi ngày.”

Sau 5, 6 tháng kiên trì luyện tập, tay nghề của tôi đã điêu luyện lên không ít.

Khi dính ve sầu, tôi sẽ đứng thật vững, giống như một cây gỗ trên mặt đất, cánh tay cầm gậy của tôi giống như nhánh cây vậy.

Mặc dù đất trời rộng lớn, phong cảnh trước mắt có rất nhiều, nhưng tôi lại chỉ chú ý tới đôi cánh của ve sầu, hoàn toàn không bị phân tâm bởi bất cứ thứ gì xung quanh, ngài nói xem, làm sao tôi có thể không thành công được!”

Người thông minh khi đối mặt với vấn đề, sẽ giống như ông lão gù, trong lòng đang phân tích vấn đề còn đôi tay đang giải quyết vấn đề.

Khi vấn đề nhất thời khó giải quyết, họ sẵn sàng bỏ ra 100 lần, 1000 lần nỗ lực đi khắc phục khó khăn, nâng cao bản thân.

Kẻ mạnh như vậy, sao có thể không thành công được?

3. KẺ TRÍ TUỆ TRIỆT TIÊU VẤN ĐỀ

Khổng Tử nhìn thấy ve sầu, còn thứ Trang Tử trông thấy là rùa, cuốn “Trang tử – Thu Thủy” ghi lại câu chuyện Trang Tử câu cá ở Bộc Thủy.

Trang Tử đang thảnh thơi câu cá ở Bộc Thủy, lúc này, 2 đại phu của Sở vương nói với ông: “Quân vương của chúng tôi muốn mời Ngài ra giúp Quân vương cai quản quốc gia”.

Trang Tử không hề bị lay động, vẫn cầm cần câu, ôn tồn nói:

“Ta nghe nói, nước Sở có một con rùa sống được 3000 năm, sau khi nó chết, Sở Vương đã dùng gấm lụa bọc con rùa lại và đặt nó vào một chiếc hộp trúc quý giá, rồi trang trọng đặt trong cung đền.

Hai vị đại phu, các ngài cho rằng rùa thần muốn chết rồi được hưởng vinh hoa phú quý hay muốn khi còn sống được tung tăng bơi lội trong vũng nước bùn?”

Hai vị đại phu dường như hiểu ra điều gì, họ trả lời Trang tử: “Rùa thần tất nhiên muốn được bơi lội tung tăng trong hố bùn.”

Trang Tử nói: “Vậy hai người mau quay về đi! Ta thà giống như con rùa, vui vẻ sống trong hố bùn!”

Trang Tử thân là triết thánh, ông hiểu rõ cuộc sống hơn bất kì ai. Ông biết bản thân sống đơn giản, không phù hợp đấu đá tranh giành trong trò chơi vương quyền, không phù hợp suốt đời sống trong một chiếc lồng vàng được dựng nên bởi sự giàu có.

Cả cuộc đời ông, thích hợp nhất với cuộc sống tự do tự tại, hòa làm một với thiên nhiên, với Đạo.

Feng Youlan, một triết gia, nhà sử học và nhà văn Trung Quốc từng nói:

Trí tuệ độc đáo của Trang Tử nằm ở chỗ “ông không thể giải quyết vấn đề, nhưng có thể triệt tiêu nó.”

Trong mắt Trang Tử, mọi vấn đề đều không phải là vấn đề.

Trong cái thế giới rộng lớn này, chúng ta sẽ mãi như một đưa trẻ vừa chào đời, không cách nào dự đoán được rồi ta sẽ gặp phải vấn đề gì, cũng không thể nào chắc chắn rằng cả đời ta đều sẽ thuận buồm xuôi gió.

Ngay cả Trang Tử cũng còn phải cảm thấy bất lực khi các chư hầu hỗn chiến, tranh đoạt thiên hạ.

Kẻ thắng lợi trong cuộc sống không phải những người từng trải qua mưa sa bão táp trong truyền thuyết, cũng không phải là người trốn tránh đợi gió bão đi qua.

Kẻ chiến thắng thực sự là kẻ dám nhảy múa trong giống gió, ca ngợi cầu vồng đằng sau mỗi đám mây đen.

Theo Trí thức trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *