
Có một kiểu người vô cùng nhạy cảm.
Những người này luôn cảm thấy người khác không thích mình, đồng thời lại cảm thấy là do bản thân đã nghĩ quá nhiều, tự mình mâu thuẫn chính mình, nhưng họ lại là những người điều khiển và kiểm soát cảm xúc rất tốt.
Họ sợ phải giao tiếp, nhưng vẫn muốn được hòa nhập với cộng đồng.
Có lẽ khi đọc đến những dòng này bạn sẽ thốt lên :“Ồ, là đang nói về mình rồi” Vậy tôi mong bài viết này có thể phần nào giúp bạn chữa lành.
Một cô gái nhạy cảm, vô cùng để ý tới ánh mắt của người khác.
Triết gia người Đức Schopenhauer đã từng nói: “Điểm yếu đặc biệt nhất của con người đó là luôn để ý xem người khác nhìn nhận về mình như thế nào”
Đối với một cô gái nhạy cảm, ai tốt với cô ấy một chút thôi, cô ấy cũng sẽ ghi lòng tạc dạ, ai nghi ngờ cô ấy cũng sẽ khiến cô ấy canh cánh mãi trong lòng.
Trái tim cô ấy ấm áp tươi sáng, nhưng một khi có chuyện gì đó xảy ra, cô ấy sẽ luôn tự mình tìm lý do trước, vì sợ bị ghét bỏ.
Cô ấy sẽ không nói ra những khó khăn của mình, tất cả những uất ức tủi hờn đều tự mình chịu đựng, cô ấy mong mỏi có người chủ động phát hiện ra cảm xúc của mình, mong có một ai đó giúp cô ấy bước ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực đó, nhưng thực tế thì thường phản tác dụng.
Trong cuốn “Ba mươi tám lá thư của Rockefeller gửi tới con trai” của Rockefeller có nói rằng:
“Bạn biết đấy, mọi người đều rất nhạy cảm với việc bị đánh giá và họ sẽ mất đi động lực nếu bị coi thường”
Chẳng có gì sai khi bạn nhạy cảm, bạn nhạy cảm nhưng bạn biết rằng mình cần phải tiến bộ hơn mỗi ngày, bạn nhạy cảm nhưng luôn cố gắng không để lại ấn tượng xấu cho người khác, bạn nhạy cảm nhưng bạn sợ bị tách khỏi nhóm và bị cô lập.
Nếu như bạn lấy lời nói của người khác làm động lực để sống thì đó chính là điều tồi tệ nhất mà bạn làm với chính mình.
Trong phim Đối Tác Trung Quốc, có một câu là châm ngôn sống của rất nhiều người:
“Tuổi còn trẻ thì không nên suy nghĩ quá nhiều, đụng gì cũng nghĩ thái quá, như vậy sẽ hỏng việc”
Nếu bạn không suy nghĩ thì cùng lắm bạn chỉ bị trì trệ mà thôi, nhưng nếu suy nghĩ thái quá hay nghĩ quá nhiều thì bạn đang giam cầm chính mình.
Nếu bạn cứ giữ một trái tim thủy tinh thì cuộc sống sẽ vô cùng gò bó, không thoải mái, khó chịu, lúc nào cũng chỉ chăm chăm lo được lo mất.
“Nếu bạn giữ cho mình một trái tim đơn thuần thì thế giới này tự khắc trở nên đơn giản”
Nếu bạn quá nhạy cảm, thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được niềm vui thật sự.
“Con người sống trên đời này đều nên dần dần học cách làm cho mình hạnh phúc. Đây là một sự kiện trọng đại mà ta sẽ phải làm cả đời”
Vì nhạy cảm nên bạn luôn suy nghĩ lung tung, nhiều khi bạn còn không biết mình đang nghĩ gì, điều duy nhất bạn biết đó là trong lòng chỉ có một cảm xúc duy nhất: lo lắng và buồn bã.
Bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật khó khăn vất vả.
Bạn sẽ ghen tị với những người thành công và những người mà bạn nghĩ rằng họ có cuộc sống thật sung sướng, nhưng bạn cũng nên biết rằng, con người một khi sinh ra đã có những thứ gọi là số phận không thể thay đổi được, có một vài thứ muốn có được thì chỉ có thể tự mình cố gắng giành lấy.
Nhưng vì bạn luôn suy nghĩ quá nhiều, nên bạn thường trách cuộc sống quá khó khăn, bởi lẽ đó thay vì cố gắng thoát ra khỏi sự tiêu cực thì bạn lại học cách luôn tự thương tiếc cho chính bản thân mình và chìm đắm trong những nỗi buồn đó.
Bạn luôn muốn tìm một ai đó để nói chuyện, nhưng bạn lại phát hiện ra rằng không một ai có thể hiểu bạn, điều bạn sợ hơn nữa là người mà bạn đang nói chuyện cùng thật ra lại không hề muốn lắng nghe bạn, cũng không thực sự muốn quan tâm đến bạn.
Romain Rolland đã từng viết trong “John Christophe”: “Nỗi buồn khiến con người trở nên nhạy cảm hơn”
Nhạy cảm và buồn bã thực chất chỉ là một vòng luẩn quẩn.
Những cô gái nhạy cảm, có giác quan thứ sáu rất chính xác.
Có người nói người nhạy cảm là những người có cảm xúc rất “dễ vỡ”, thực ra họ giống như thám tử vậy, luôn có thể phát hiện ra những cảm xúc khác lạ. Họ cũng có “năng lực tự phục hồi” mạnh mẽ. Dù biết mọi chuyện đang diễn biến theo chiều hướng xấu, họ vẫn sẽ thuyết phục bản thân nghĩ theo hướng tốt, thậm chí còn cố nghĩ ra những lý do để “giải thích cho những điều đó”
Thẩm Tòng Văn từng viết trong quyển “Biên giới trấn” rằng: “Có đôi khi nhớ quá nhiều, biết quá nhiều, trải nghiệm quá nhiều thật sự là một điều bất hạnh”
Hãy đối xử với bản thân như cách bạn đối xử với người yêu và bạn bè của mình;
Khi trong lòng bạn có những cảm xúc tiêu cực hoặc linh cảm xấu, xin hãy cố gắng ngừng suy nghĩ;
Ghi chép lại những suy nghĩ của bạn, lấy chúng ra khi bạn đã ổn định về mặt cảm xúc, và coi đó như là cảm xúc bối rối của “bạn bè” cần lời khuyên của bạn và tự mình giải đáp;
Khẳng định điểm mạnh của bản thân và kết bạn với những người có năng lượng tích cực.
Bạn có thể nhạy cảm, nhưng đừng đạo đức giả. Bạn phải tự mình phân biệt được đúng sai.
Cuối cùng thì, nhạy cảm không có gì sai cả, vì bạn biết đó, bạn rất đáng yêu!
