VẤP PHẢI 1 TRONG 4 SAI LẦM NÀY, ĐỪNG MONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THÀNH CÔNG!

“Không có lối tắt đến thành công”. Đó là khẳng định của triệu phú tự thân Gerard Adams khi nói về việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể kể câu chuyện của mình bằng nhiều cách, nhưng cần đặc biệt lưu ý tránh những điều sau:

1. Không biết bản thân muốn gì 

Trên mạng xã hội, người ta theo dõi ai đó hoặc nội dung nào đó là bởi nó có liên quan đến họ. Nếu không biết mục tiêu của bản thân, bạn cũng không thể xác định “tệp khán giả” của mình. Sở hữu tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn đạt được chính là chìa khoá để xây dựng các mối quan hệ có giá trị, đồng thời tạo cơ hội cho người khác cộng tác với bạn. 

Dưới đây là vài câu hỏi sẽ giúp bạn xác định mục tiêu một cách rõ ràng: 

– Tôi muốn thương hiệu của mình được biết đến là gì? 

– Thông điệp thương hiệu của tôi là gì? 

– Những bài học và kinh nghiệm nào tôi có thể chia sẻ với người khác? 

– Tại sao việc tạo ra tác động với cộng đồng lại quan trọng với tôi? 

Bạn nên dành thời gian viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi, bởi chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân và xác định mục tiêu rõ ràng cho thương hiệu. Tin buồn là, nếu bạn đang cố gắng xây dựng thương hiệu bản thân chỉ để trở nên giàu có và nổi tiếng, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới thành công.

2. Không mang lại giá trị nào cho cộng đồng

Điều quan trọng tiếp theo trong xây dựng thương hiệu cá nhân thành công là đảm bảo nội dung bạn chia sẻ có giá trị thật sự và có thể giải thích được.

Đâu là điểm khác nhau giữa sự nổi tiếng và sự ồn ào nhất thời? Đó là giá trị mà bạn mang đến cho cộng đồng. Nếu các “khán giả” cảm thấy họ là một nhân vật trong câu chuyện hay tình huống bạn đưa ra, bạn sẽ thành công.

Do đó, nội dung của bạn phải hướng đến sự thoải mái, tạo cảm xúc nhất định và giúp người khác vượt qua một vấn đề hoặc nỗi sợ mà tất cả chúng ta thường phải đối mặt.

Hãy tự hỏi bản thân điều này: 

– Tôi đang giúp mọi người vượt qua vấn đề hay nỗi sợ nào? 

– Tôi muốn mọi người cảm thấy như thế nào sau khi xem nội dung của tôi? 

– Kinh nghiệm trong quá khứ của tôi có thể giúp đỡ người khác như thế nào? 

– Tôi muốn mọi người học được điều gì? 

Có hàng triệu thương hiệu khác nhau, và thứ phân biệt bạn với các thương hiệu khác chính là sự độc đáo của bạn. Hãy kể một câu chuyện thật và thành tâm chia sẻ về những gì bạn đã làm để có ngày hôm nay, gồm cả những mất mát, thất bại và cả những điểm khác biệt so với những gì mọi người thường thấy. Điều này sẽ giúp người xem cảm thấy họ không đơn độc trong vấn đề của mình. Khi mọi người thấy mình trong câu chuyện của bạn, niềm tin sẽ hình thành. 

Không có niềm tin thì không có thương hiệu!

3. Không biết mình là ai

Cần biết rằng, việc mang đến một hình ảnh giả tạo về con người bạn sẽ gây tác hại khôn lường. Ngày nay, không khó để người khác nhận ra sự giả dối, nhất là trên môi trường trực tuyến. Bạn có thể thu hút sự chú ý bằng cách đăng những mẩu chuyện độc, lạ, song chúng chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, và rồi bạn sẽ mất hết khán giả khi họ nhận ra sự thật. Người khác muốn biết đến bạn là chính bạn, có hay có dở, có quá trình tự hoàn thiện, chứ không phải qua những điều bạn thể hiện.

Để hiểu mình đang là ai và muốn trở thành ai, cách tốt nhất là học cách tự nhận thức. Đồng thời, việc chia sẻ con đường tự nhận thức bản thân sẽ giúp sự kết nối & ảnh hưởng giữa bạn với các khán giả của mình thêm phần sâu sắc; điều này cũng giúp truyền cảm hứng cho những người khác tự nhận thức về bản thân họ. Cần lưu ý rằng, câu chuyện cá nhân của bạn phải càng dễ hiểu càng tốt, bởi đây là lý do để khán giả tiếp tục theo dõi bạn.

Và, trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân, cũng như giúp định hình các đặc điểm gắn liền với thương hiệu cá nhân của bạn:

– Tôi muốn được gia đình, bạn bè và cộng đồng nhớ đến như thế nào? 

– Nếu tôi có thể đạt được hoặc trở thành bất cứ điều gì trong cuộc đời này, nó sẽ là gì? 

– Vấn đề nào mà tôi có thể phục vụ tốt nhất cho mọi người? 

– Sai lầm lớn nhất hoặc những câu chuyện dễ bị tổn thương mà tôi chưa chia sẻ là gì? 

4. Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, một “nhân hiệu” tốt cũng ít nhiều tác động đến cuộc sống của bạn, giúp bạn trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực, cũng như hỗ trợ tạo ra nguồn thu nhập và kinh doanh bền vững. Không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí tiền, thời gian, lẫn công sức của mình.

| Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *