Tự tryện OSHO

Nếu bạn nghĩ Triết Học là cái gì đó…rất buồn ngủ, giáo điều và phi thực tế, thì bạn giống mình á. Vậy nên, bạn đừng chần chừ mà hãy tìm đọc cuốn sách bên dưới đi. Nó sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn ngay khi đọc xong. Thề luôn, nếu bạn giống mình.^-^.
Vì sao ư? Vì chính tác giả là người rất tỉnh, rất nghịch ngợm, ngông cuồng, nhân cách nổi loạn với những phát ngôn cực kỳ bá đạo. Nói về tranh luận, hùng biện, nếu ông đứng số 2 thì chắc hổng ai dám nhận số 1. Hầu như tất cả những người được đề cập trong cuốn sách, khi nói chuyện phải trái với ông đều có cảm giác kiểu như: tao tức mày quá mà, tức tới hộc máu, nhưng chẳng thể làm gì được, bởi vì mày nói quá đúng. Vâng, mình đang nói về Triết Gia, nhà Huyền Môn, giáo sư Triết học người Ấn – Osho (1930-1990).
Nói sơ về cuốn sách và dịch giả Phi Tuyết. Đó là cô gái rất cá tính, vì yêu mến và hâm mộ ông nên cô tự sưu tầm và dịch ra tiếng Việt, chứ bộ 4 cuốn này ( đứa trẻ nổi loạn, sinh viên nổi loạn, giáo sư nổi loạn, và cách mạng giải phóng trẻ em) ko được in bởi NXB nào cả. Và nếu nhận xét thực tâm thì mình thấy bộ 4 cuốn này so với cuốn Tự Truyện Osho ( NXB Hội Nhà Văn) đỉnh hơn nhiều. Và nếu các bạn tìm đọc thì mình khuyên chọn 1 trong 2 mà thôi nhé, vì nội dung giống nhau, chỉ là bộ 4 cuốn nhiều nội dung và hay hơn.
Thể loại sách bên dưới sẽ ko có cốt truyện để tóm tắt. Nhưng vì nó được sưu tầm, tổng hợp và biên tập lại từ vô số bài thuyết giảng của ông. Thế nên, mình sẽ viết ra đây những góc nhìn, ý kiến cũng cách ứng xử của ông trong những tình huống mà thấy hay, tâm đắc nhé.
1.Ngày đầu đến trường, chẳng phải vô tình hay hữu ý mà ông phát hiện trường học và nhà tù ở Ấn đều sơn một màu và xây gạch đỏ giống nhau. Cái cổng rất to và xấu xí. Ông dĩ nhiên phản đối chuyện đi học rồi. Hãy xem cái cách mà ông trả lời baba, chẳng thể tin nổi đó là lời của đứa trẻ lên 7.
Baba nhìn đi, đây mà gọi là trường học ư? Ba hãy nhìn chiếc cổng này đi, thế mà baba lại bắt con bước vào trong đó tới những 4 năm sao? Không, con quyết định không vào. Gì chứ? Đây là kiểu khởi đầu giáo dục gì vậy, con thậm chí không được tự do để nói đồng ý hay không. Nhưng nếu baba nhất quyết thì được thôi, đây là tay con này, ba nắm và tự lôi con vào đi, ít ra thì con sẽ được an ủi rằng mình không bao giờ tự ý bước vào.😅
2.Trong một lần đi picnic ngoài trời với nhóm bạn người Hindu. Tối đó, trong khi các bạn háo hức thưởng thức phong cảnh xung quanh, mọi người bắt đầu nấu nướng, ăn uống, thì ông là người Jaina duy nhất trong nhóm lại cố nhịn. Bởi vì người Jaina ko được ăn vào ban đêm, vì nhỡ như có con muỗi hay gì đó bay vào thức ăn thì sao, bạn phạm phải tội lớn, đó là ăn sống. Cà chua cũng ko được ăn, vì nó có màu đỏ giống máu. Khoai tây cũng thế, nó mọc trong lòng đất, trong bóng tối, ăn nó bóng tối sẽ đến với linh hồn bạn. Uống lại càng không. Ông càng cố nhịn thì bụng lại càng thêm cồn cào, lúc này biện minh lên tiếng: nếu các bạn xuống địa ngục thì mình lên thiên đàng với ai đây. Vậy là ông quyết định ăn. Nhưng tối đó, khi mọi người ngủ say, ông đã nôn.
Ông nôn ko vì cà chua, ko vì khoai tây mà nôn vì chính thái độ của ông, vì ông cứ luôn cảm giác ăn năn, căn rứt lương tâm vì phạm tội
Tức là con người ta chỉ sống một cách toàn bộ khi toàn tâm toàn ý mà thôi, bằng không, sẽ sống một cách bộ phận.
3.Ông là người yêu sách, trong nhà có hẳn thư viện với hàng ngàn cuốn. Chúng luôn được lau chùi và phải được đặt đúng vị trí mà ông đã đặt từ trước. Điều đó sẽ giúp ông dễ dàng tìm thấy bất cứ khi nào ông muốn. Chỉ là chuyện để sách sai vị trí thôi mà ông còn ghét ra mặt, huống chi ai đó tự ý lấy sách của ông, đã ko xin phép thì chớ mà lại còn gạch chân, highlight nữa chứ. Và xui cho ông em rể của baba, là một giáo sư
“Điều này ko chỉ bất lịch sự, thiếu văn hóa mà nó còn thể hiện loại người của chú nữa. Cháu ko muốn đọc sách của thư viện là vì trong sách đều đã bị gạch chân, đánh dấu. Ai đó muốn nhấn mạnh điều gì đó thì kệ họ, nhưng cháu thì ko cần, cháu ko cần kiến thức của người khác”.
Rồi thì các bạn biết ông trả đũa ra sao không?
Ông lấy luôn cái vali của ông chú, vì ông biết chắc cuốn sách của ông nằm trong đó.
4.Ông phân chia cuộc đời con người thành chu kỳ 7 năm. Cứ 7 năm, thân thể và tâm trí sẽ trải qua những biến đổi và khủng hoảng. Và cứ mỗi chu kỳ sẽ có đặc trưng riêng, bản chất riêng. Ví dụ: Con nít trong 7 năm đầu, nó chính là trung tâm thế giới, bất kỳ cái gì nó cần, đều phải đáp ứng lập tức, nếu ko nó sẽ nổi cơn tam bành. Trong 7 năm tiếp theo, đồng dục, tức là con nít bắt đầu quan tâm tới người khác, nhưng người khác ở đây là người cùng giới. 7 năm thứ ba, dị giới, tức năm 15 tuổi, chúng bắt đầu quan tâm đến những người khác giới, con trai bắt đầu thích và tìm hiểu về con gái, vâng vâng.. Và theo quan điểm của ông, ở lứa tuổi nào thì nên sống đúng với bản chất của tuổi đó thì mới gọi là thuận tự nhiên. Sẽ có gì đó trật lất, sai sai nếu như thằng con trai 15 tuổi lại thích hái hoa bắt bướm như đứa trẻ lên năm. Hoặc giả, lứa tuổi 17-21 là đỉnh của dục, nhưng nó bị kiềm nén để rồi lúc thành ông già 60 tuổi lại phát tiết “vào ba ra bảy”…
5.Mình chưa bao giờ nhìn ra điểm chung giữa một người đàn ông đang hút thuốc và một đứa trẻ đang bú tay cho đến khi đọc sách của ông. Nếu như bạn để ý, đứa trẻ khi nó bồn chồn, lo lắng, thì chúng sẽ mút tay. Bởi vì khi mút tay, chúng sẽ nghĩ về ti mẹ, như là một niềm an ủi, vỗ về, chúng sẽ cảm thấy thư giản dễ chịu. Rồi khi lớn lên, nếu đứa trẻ còn mút tay nơi công cộng, người ta sẽ bảo chúng là đồ điên. Vậy đó, nên chúng sẽ đổi qua hút thuốc. Haha.
Trong sách ông còn nói thêm vì sao nước phát triển người ta hút thuốc nhiều hơn nước chưa phát triển, đó là vì những người mẹ ở nước chưa phát triển, họ sẵn sàng nuôi con bằng sữa mẹ. Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ nhận được tình yêu thương và chúng cảm thấy đủ đầy, thỏa mãn, từ đó chúng sẽ không quá phát điên về bầu ngực của nữ giới, cũng như sẽ không nhìn én bầu ngực của phụ nữ nữa.
6.Thiền và cuộc sống. Nếu như chưa ai biết thiền là gì, thì hãy tự hỏi xem bản thân mình đã “lên đỉnh” lần nào chưa. Nếu rồi, thì ngay khoảnh khắc thiêng liêng ấy, dường như thế giới ngưng lại, trái đất ngừng quay, thời gian ngừng trôi. Bạn, lúc ấy, trong trạng thái vô tri, ko suy nghĩ, không gợn bất kỳ điều gì, tận hưởng trong hoang lạc, chính là thiền.
Khi đang là giáo sư, ông vừa dạy học, vừa du hành khắp nơi để thuyết giảng về thiền định. Ông nói nhiều về cách thức, về phương pháp, cốt chủ yếu để hướng mọi người vào bên trong, vào tâm can, bản ngã của mình. Đối với ông, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ hoạt động nào của cuộc sống đều có thể thiền. Điển hình, một ngày nọ có ông chính trị gia tìm đến và hỏi ông bí quyết làm sao có thể ngủ ngon, khi bên ngoài kia là tiếng ồn của bầy chó sủa.
Ông bảo: lũ chó kia hoàn toàn ko để ý đến việc ông là ai, ông có ngủ được hay không, chúng cũng không sủa để làm khó ông gì cả. Vậy thì vấn đề không nằm ở chúng, mà là ở ông. Chính cái ý nghĩ rằng, chúng làm phiền ông mới là thứ khiến ông cảm thấy phiền hà nhất. Giờ thì hãy làm theo điều tôi bảo: ông hãy chấp nhận tiếng sủa của chúng, hãy nằm xuống, lắng nghe kỹ càng và tận hưởng nó như ông đang nghe một bản giao hưởng vậy. Và quả thật, ông chính trị gia kia đã làm theo, ngủ lúc nào ko hay biết. Đối với ông, đó chính là thiền ngủ.
Mình đọc 5 cuốn này trong khoảng 1 tháng thì sẽ ko thể tóm tắt đủ trong một post này được, mà lại còn rất nhiều chương hay khác nữa cơ. Hi vọng nhiêu đây đủ để khiến bạn tìm mua sách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *