Tính cách có thực sự quan trọng hay không? Chúng ta hãy cùng nhìn tình huống này nhé.
Nếu tính cách giống nhau thì điểm giới hạn của hai người có thể hoàn toàn giống nhau. Giả dụ bạn là lửa, người kia là thuốc nổ vậy thì việc hai người va vào nhau làm nổ tung mọi thứ lên là điều khó tránh khỏi.
“Nhanh lên, không kịp giờ lên máy bay bây giờ!”
“Ồn ào cái gì chứ? Ai kêu anh không đặt xe sớm! Tôi đã nói với anh không biết bao nhiêu lần rồi!”
Nếu như cứ như này, hôm nay sẽ không ai trong hai người có thể lên máy bay được cả. Bạn lo lắng, người kia cũng lo lắng, cuối cùng chính là giống như đổ thêm dầu vào lửa vậy.
Vậy đặt vào tình huống hai người có tính cách bổ sung cho nhau, điều chắc chắn là hai người sẽ có những phản ứng hoàn toàn khác nhau trước một sự việc nào đó. Trời sáng thì làm sao hiểu được màn đêm u tối, bạn cho rằng bạn gái bạn đang vô cớ gây rối, người yêu bạn thì nghĩ rằng bạn đang chuyện bé xé ra to.
“ Nhanh lên, không kịp giờ máy bay bây giờ!”
“Anh đừng lo quá, chúng ta đi taxi mà, không mất quá nhiều thời gian đâu. Anh đợi em mặc chiếc áo khoác đã, cứ nhảy dựng lên như thế làm gì cơ chứ.”
Bạn thấy đấy, người nóng nảy bị người chậm nhiệt bóp nghẹt, người chậm nhiệt thì thấy người nóng nảy thật phiền phức.
Như vậy, dù đó có là một chuyện rất nhỏ nhặt nhưng chỉ cần xuất hiện một cầu chỉ, kể cả là tương đồng hay bổ sung cho nhau thì cũng sẽ phát nổ và cãi vã mà thôi.
Nhưng sẽ có những người cung cấp bằng chứng cho một trong hai tình huống trên để chứng tỏ rằng những cặp đôi có tính cách giống nhau hoặc bổ sung nhau sẽ tốt hơn.
[ Ví dụ về những cặp đôi có tính cách giống nhau ]
“Nhanh lên, không kịp giờ máy bay bây giờ!”
“Đây, em xong ngay đây, anh gọi xe đi rồi chúng ta ra sân bay luôn.”
[ Ví dụ về những cặp đôi bổ sung tính cách cho nhau ]
“ Nhanh lên, không kịp giờ máy bay bây giờ!”
“ Vâng, em biết là anh đang vội nhưng trước hết em cần kiểm tra xem điện nước và cửa sổ đã đóng chưa đã, rồi lúc đó đi vẫn còn kịp mà.”
Bạn thấy không, trong cùng một hoàn cảnh, những cặp đôi có tính cách giống nhau luôn có thể cảm nhận đối phương đang nghĩ gì và giống như họ có chung một suy nghĩ vậy. Còn những cặp đôi có tính cách bổ sung cho nhau luôn có thể bù đắp khuyết điểm của đối phương để họ không mắc thêm sai lầm.
Có phải bạn nghĩ rằng tôi định rút ra kết luận là “đúng sai tùy người” đúng không? Tất nhiên là không. Sở dĩ, các cặp đôi ở nhóm thứ hai có mối quan hệ hòa hợp như vậy bởi ở họ có những đặc điểm mà ở nhóm thứ nhất không có.
1. Họ kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân và không hề rút giận lên đối phương
2. Họ hiểu cảm xúc của đối phương và biết người kia muốn cái gì.
Ví dụ ở cặp thứ nhất có hai người đều là người thiếu kiên nhẫn. Khi nghe người kia thúc giục nhưng họ lại không bộc phát cảm xúc của mình như nhóm thứ nhất mà lại nhanh chóng phản hồi, đưa ra lời nói mà đối phương muốn nghe ngay lúc đó ( bày tỏ sắp xong và nhanh chóng gọi xe để đến nơi kịp giờ ).
Còn ở cặp thứ hai, người chậm nhiệt không vì sự thúc giục của người nóng tính mà phàn nàn và cũng nhanh chóng đáp lại lời đối phương một hướng mới để chắc chắn, cẩn thận hơn ( kiểm tra điện nước + cửa sổ ).
Do đó, hai điều sau đây thực sự là yếu tố quyết định chất lượng của một mối quan hệ:
1. Khi đối phương bộc lộ cảm xúc tiêu cực của bản thân thì bạn có nguyện ý gạt bỏ những thói quen xấu của mình để dỗ dành người kia, ngăn cho mối quan hệ này đổ vỡ hay không?
2. Bạn có thể hiểu được suy nghĩ của đối phương thông qua biểu hiện của người kia không?
Nhiều người đã không làm được điều này và dẫn đến những cuộc cãi vã không dứt: Họ dùng những lời lẽ thậm tệ để chống trả khi đối phương tỏ ra hung hăng, biến cuộc giao tiếp thành một cuộc cãi vã quy mô lớn; họ không biết đối phương muốn gì, không hiểu lập trường và quan điểm của đối phương, chính vì thế mà họ cho rằng người kia là đang bới lông tìm vết.
Như vậy, thực chất vấn đề này không nhất thiết phải bàn. Bởi có hợp hay không không phải do tính cách và cảm xúc hợp hay không mà là do khả năng điều khiển cảm xúc thích ứng với người kia như thế nào. Vì thế cũng dễ hiểu lý do tại sao chỉ số EQ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn có EQ cao thì sẽ có thể hóa to thành nhỏ, hóa nhỏ thành không và sẽ không bao giờ có những cuộc cãi vã vô nghĩa cả.
Chúng ta cần phải học cách nhìn nhận bản chất thông qua nhiều khía cạnh, học cách hiểu trạng thái tâm lý của đối phương, tìm cách làm cho hai người bớt xung đột và đồng lòng hơn trên quãng đường tương lai.
Tóm lại, tôi xin nhấn mạnh: Tình cảm của con người là con dao hai lưỡi, tính cách cũng vậy. Nó có thể là chất bôi trơn cho mối quan hệ của bạn nhưng cũng có thể là nguyên nhân của những cuộc cãi vã.
