Trái Đất “mất đi/nhận thêm” nước hay đây thật sự là một chu trình khép kín?

Trái Đất không mất đi nhiều nước đâu, vì tầng ozone ngăn tia UV phá vỡ các phân tử nước thành hydro và oxy, trọng lực ngăn hơi nước rời khỏi khí quyển và rồi hơi nước sẽ ngưng tụ và quay trở lại mặt đất.

Trái Đất cũng nhận được một lượng nhỏ nước từ các tiểu hành tinh hay những thứ tương tự thế.

Vậy nên xét về mặt kỹ thuật thì đây không phải một chu trình khép kín, nhưng tỉ lệ thay đổi cũng không đáng kể.

>u/GardenThePlanet (1.1k points)

Liệu Trái Đất có mất hết tất cả nước trước khi Mặt Trời bước vào giai đoạn tiếp theo?

(T/N: “giai đoạn tiếp theo” ở đây ám chỉ giai đoạn Mặt Trời tiến hóa thành Sao khổng lồ đỏ – Red giant.)

>>u/Totalherenow (1.7k points)

Ý ông là khi Mặt Trời thành Sao khổng lồ đỏ à?

Đến lúc đó thì bầu khí quyển sẽ biến mất, nhưng còn tận 4.5 tỉ năm nữa cơ.

>>>u/GardenThePlanet (441 points)

Nhưng trước thời điểm đó, liệu việc bầu khí quyển dần biến mất có gây ra ảnh hưởng nào đến nước trên hành tinh của chúng ta không? Nhiều hành tinh khác cũng đã mất đi bầu khí quyển trước khi biến thành Sao khổng lồ đỏ đó thôi.

>>>>u/ringoron9 (859 points)

Một ngôi sao càng già thì nó càng nóng. Đến một thời điểm nhất định, nước trên Trái Đất sẽ sôi và bốc hơi bao bọc xung quanh Trái Đất tương tự như sao Kim. Và càng nóng thì bầu khí quyển càng nở rộng ra do áp lực bên trong. Bầu khí quyển sẽ tiếp tục nở rộng đến phạm vi mà từ trường không còn đủ sức ngăn cản bức xạ Mặt Trời và gió Mặt Trời sẽ từ từ thổi tan bầu khí quyển của chúng ta.

_____________________

u/licensetoillite (451 points)

Về mặt địa chất, nước cũng “mất đi” khi nó thấm vào lớp Mantle và hoà vào khoáng chất. Có nghiên cứu cho thấy “lớp khoáng chất silicat chứa phần lớn nước của Trái Đất vì hydro có xu hướng hòa tan vào lớp khoáng chất giàu oxy này”.

Tuy nhiên, lượng nước đó cũng sẽ thoát ra bề mặt Trái Đất dưới dạng hơi nước núi lửa hoặc thông qua các hoạt động thủy nhiệt, etc…

Để tìm hiểu thêm, hãy google Joseph Smyth, một nhà khoáng vật học và nhà tinh thể học tại Đại học Colorado ở Boulder. Ông cũng là giáo sư hướng dẫn cũ của tôi và các nghiên cứu của ông chủ yếu về vấn đề này.

(T/N: Lớp Mantle hay lớp phủ là một lớp bên trong cơ thể hành tinh giới hạn bên dưới bởi lõi và bên trên là lớp vỏ. Mantle được làm bằng đá hoặc băng, và nói chung là lớp lớn nhất và lớn nhất của cơ thể hành tinh.Mantle là đặc trưng của các cơ thể hành tinh đã trải qua sự khác biệt theo khối lượng riêng.)

_____________________

u/Roneitis(247 points)

Cũng có nhiều chu trình sinh học có thể biến nước cùng một số chất thải khác thành chất hữu cơ. Nghĩa là lượng hydro và oxy của Trái Đất dưới dạng nước tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thay đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *