Giả sử rằng chúng ta gom tất cả các dạng của nước (rắn – băng tuyết, dạng hơi, dạng lỏng) về làm một – Trái Đất có sản xuất ra nước trong tự nhiên không?
_____________________
u/Na3C6H5O7 (6.2k points – x4 silvers – x5 helpful – x2 wholesome)
Nước đa phần nằm trong vòng tuần hoàn nước, cái này chắc hẳn bạn đã biết, nhưng cũng có một số quá trình khác nữa.
Về mặt sinh học, nước được tạo ra và phân hủy liên tục. Quá trình quang hợp bẻ gãy liên kết của nước tạo thành các nguyên tử hydro và oxy và sau đó kết hợp chúng với các nguyên tử từ CO2 để tạo nên đường. Trong quá trình hô hấp tế bào, phân tử đường đó sẽ bị phá hủy và trả lại trạng thái phân tử nước và carbon dioxide. Vậy nên khi bạn đi tè, một phần trong đó có thể là những phân tử nước hoàn toàn mới.
Thậm chí không có các quá trình sinh học, các phân tử nước cũng trao đổi các nguyên tử hydro với nhau liên tục. Trong bất kỳ một giọt nước nào, bạn cũng sẽ tìm thấy một vài ion hydroxide và hydronium đang trao đổi qua lại giữa trong đấy.
Lượng nước trên Trái Đất khá ổn định bởi vì bất kỳ quá trình nào phân hủy các phân tử nước cũng sẽ có một quá trình ngược lại. Với cả cũng khó mà có thể định tuổi tác của bất kỳ một phân tử nhất định nữa
>u/Jatzy_AME (715 points – x1 helpful)
Không phải các quá trình dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng làm tăng tổng lượng nước sao? Bỏi vì đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ thải ra CO2 và nước. Hay do lượng nước sinh ra đó không đáng kể nếu so sánh với lượng nước trên Trái Đất?
>>u/Krumtralla (1.0k points – x1 narwhal salute)
Đúng, quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra nước. Đúng, lượng đó cũng không đánh kể nếu so sánh với tổng lượng nước trên Trái Đất.
Và lượng nước được phóng thích trong quá trình tốt nhiên liệu cũng không thật sự ảnh hưởng đến quá tình ấm lên toàn cầu lắm đâu bởi vì chúng không tồn tại trong khí quyển quá lâu. Rất bình thường khi khí quyển trở nên bão hòa bởi nước và sau đó xả ra dưới dạng tuyết/mưa. Diễn ra hằng ngày luôn.
Tuy nhiên, khí quyển lại không thể trở nên bão hòa với CO2, vậy nên CO2 có khả năng từ từ tích tụ lại từ năm này sang năm khác, miễn lượng CO2 thêm vào tầng khí quyển cao hơn lượng CO2 được loại bỏ bởi các quá trình hóa học sinh học. Kết quả là gia tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu.
>>>u/_Jack_Of_All_Spades (131 points)
Điều gì khiến cho việc không khí chỉ có thể giữ một lượng H2O có giới hạn, mà lại không có giới hạn cho CO2 vậy?
>>>>u/Novareason (430 points)
Không khí chỉ có thể giữ một lượng lớn hơi nước cho đến khi hơi nước bắt đầu thu hút các hạt hơi khác và tạo thành giọt xung quanh các hạt trôi lơ lửng trong không khí. Bỏi vì nước sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, nó phụ thuộc vào áp xuất hơi để duy trì dạng khí. Nó không thật sự MUỐN tồn tại ở dạng khi ở nhiệt độ và áp suất này (nhiệt độ và áp suất khí quyển).
CO2 tự nhiên vốn dĩ ở dạng khí tại nhiệt độ và áp xuất không khí bình thường, vậy nên nó không bị giữ lại bởi không khí, nó có khả năng tự do trộn lẫn với các khí khác trong khí quyển.
>>>u/Jorge_Monkey (10 points)
Chúng ta có thể làm gì để loại bỏ nhiều CO2 hơn? Trồng nhiều cây hơn hả?
>>>>u/Krumtralla (23 points)
Đây không phải một câu hỏi dễ để trả lời. Trên lý thuyết, có một vài thứ có thể làm để loại bỏ CO2, nhưng thường không được sử dụng bởi vì chi phí cao.
Trồng cây sẽ loại bỏ CO2 từ không khí trong suốt cuộc đời của chúng, nhưng sau đó thì sao nữa? Nếu một cái cây ngã xuống và phân hủy hoặc bị đốt để làm nhiên liệu thì lượng CO2 đấy lại được trả ngược lại khí quyển. Trừ khi bạn trồng cây, sau đó thì chặt hết xuống rồi cho vào một cái hầm mỏ rồi đóng kin lại vĩnh viễn, thì cuối cùng lượng CO2 kia cũng trả lại khỉ quyển thôi. Nếu chúng ta dùng gỗ để làm đồ xây nhà và bảo quản trong một thời gian dài thì “cuối cùng” nó có thể tồn tại tới tương lại, nhưng thậm chí như vậy, nó cuối cùng cũng về lại khí quyển…
Theo quy mô dài hơi hơn, bạn có những thứ như phong hóa silicat, thì tôi đoán chúng ta có thể đào một đống đá lên và làm tăng quá trình phong hóa hóa học một cách nhân tạo trên quy mô toàn cầu. Nhưng nghe có vẻ tốn kém lắm đấy.
Giải phải hiệu quả nhất chắc chắn là giảm lượng carbon thừa mà chúng ta thải vào khí quyển. Là đốt ít xăng dầu, than đá và khí tự nhiên đị. Nhưng cái này cũng là một việc rất tốn kém về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, đó là lý do tại sao chúng ta không thể thực hiện nhanh chóng được.
Để trả lời câu hỏi của bạn, giảm thiểu (tuy tốn kém) nhưng vẫn là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất về tổng thể so với việc không giảm lượng CO2 thải ra mà cố tìm cách thu tóm lại CO2 bằng cách nào đó.
>u/ap0r (18 points)
Chỉ muốn bổ sung một chút, lượng nước trên Trái Đất luôn luôn tăng (một lượng tí nị) bởi các thiên thạch mang theo nước. Nó cũng đáng kể đấy (nếu tính theo thang thời gian địa chất).
>u/Zerodyne_Sin (4 points)
“Cũng khó mà có thể định tuổi tác của bất kỳ một phân tử nhất định nữa”
Nghe giống kiểu nói tránh cho việc “ở một khía cạnh nào đó bạn có thể đang uống nước tiểu của ai đó thay vì nguồn nước tươi mới” vậy. Cheers!
>>u/crono141 (1 point)
Mọi người không biết cái này hả. Điều gì xảy ra với nước trong bồn cầu khi nó được xả xuống cống? Nó đến các nhà máy xử lý nước và chui vào mấy chai nước trên kệ hàng.
_____________________
u/da_peda (2.7k points – x1 silver)
Trái Đất tái sử dụng nước. Chúng ta uống nước, thải ra, nước đó theo cống đến các nhà máy xử lý, xả vào sông, sông dẫn ra biển, ở đó nó bốc hơi tạo thành mây. Rồi mưa xuống, dâng cao mực nước để chúng ta có thể lấy nước uống từ giếng và suối. Rồi lại tiếp tục vòng lặp.
Vậy nên nước bạn uống hôm nay có những phân tử có thể đã từng đi vào cơ thể Jesus, Mohammed, Hitler, Stalin, Ganhi và Nữ vương Victoria…
>u/FishTanksAreCatTVs (45 points)
Chưa kể đến hàng tỷ năm du lịch trong các dạng sống, động vật và cả khủng long nữa…
>>u/TheGrandExquisitor (14 points)
TL;Dr – Bạn uống và tắm nước tiểu khủng long.
>>>u/plugubius (2 points)
Nước tiểu không phải chất thải duy nhất có chứa nước.
>>>>u/Meastro44 (5 points)
Ông đang nói đến nước mắt và mồ hôi đúng không? Làm ơn nói rằng ông đang ám chỉ hai cái đó nhé. Làm ơn luôn đó.