THÀNH PHỐ BUỒN

Nơi không ai có thể ngừng khóc. Nơi mà không một ai trong số họ hiểu vì sao.

Viết bởi Laura Todd Carns. Bài tầm 4 phút đọc.

Khi chuyện này bắt đầu, không có ai nhận ra nó cả. Với hoàn cảnh lúc bấy giờ, không ai cảm ngạc nhiên hay báo động bởi những hành động như thế. Đôi khi một ai đó sẽ bật khóc trên hè phố; đôi khi là một ai đó sẽ bắt đầu nấc lên trong một buổi họp quan trọng hay giữa một buổi hẹn hò, hoặc là trên chuyến tàu điện ngầm. Nhưng trong phố xá đông người, không ai thật sự để ý. Chẳng có ai trách họ được. Đến cả tôi khi người hàng xóm bất chợt khóc ngay trên hành lang tầng nhà cũng đã mất một thời gian mới nhận ra sự việc ấy. Thật kì lạ, bởi từ trước đến nay cô ấy vẫn hay là một người tươi vui và là một giáo viên tuyệt vời của bọn trẻ tại trường mầm non gần ấy, còn giờ, cô ấy đang gục mặt xuống khóc trước mắt chúng tôi, dù ngay trước ấy, cô ấy chỉ đang lấy thư ra từ trong hộp.

Với thực tế như vậy, không ngạc nhiên khi phải mất một lúc các nhà cầm quyền mới nhận ra đang có khá nhiều người khóc trong một khoảng thời gian khá là dài. Siêu thị thì phải (nhân cơ hội) dự trữ khăn giấy tồn kho gấp đôi trước kia. Các tiệm ăn, cửa hàng bắt đầu đặt những hộp khăn lau hiệu kleenex trong khu vực checkout và trên các bàn ăn. Lượng khăn tay bán ra tăng đột biến và một ngày chúng trở thành vật dụng không thể thiếu mỗi khi ra ngoài của người dân. Thế giới xung quanh chúng tôi đã kịp phản ứng và thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, trước cả khi bất kỳ ai trong số chúng tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Bản thân tôi vẫn có một phần hoài nghi sự việc đang xảy ra ngoài kia. Một hôm nọ, tôi và đối tác đang cùng ăn trưa để thảo luận chuyện làm ăn. Chúng tôi gọi một bữa ăn bình thường, tiếp tục câu chuyện còn dang dở – như bình thường và cứ thế… họ bật khóc. Trong một khoảng khắc nó khiến tôi giật mình, bởi thật sự, thế không được chuyên nghiệp cho lắm.

Luôn miệng nói “không sao đâu mà”, tôi vẫn tự hỏi có chuyện gì đang xảy ra với họ vậy. Tại sao họ lại phải khóc vào những lúc như thế này? Hay không một ai trong số họ có thể kìm nén mình? Chắc chắn tôi cũng đã không ít lần rơi vào tình huống khó khăn nhưng trong suốt cuộc đời này, tôi chưa từng một lần nhỏ lệ xuống đồ ăn trong một bữa ăn với đối tác.

Hoặc ít nhất, đó là cái tôi nghĩ trong đầu cho đến khi chính tôi gặp phải hoàn cảnh tương tự.

Có điều tôi không biết mình đã lâu từ ai. Có thể là từ người ngồi bên cạnh tôi trên tàu điện ngầm? Đôi vai ông ấy run run trong khi khuôn mặt ông được che đi sau đôi bàn tay. Nhưng cũng có thể là cô bảo vệ ở văn phòng chúng tôi. Một hôm nọ cô ấy vẫy tay với tôi bằng một tay, cùng lúc ấy tay còn lại cố ấn vào đuôi mắt để cầm cự dòng nước mắt đang cố chảy xuống. Mẹ tôi cũng có thể là nguồn lây, bởi bà đã phải liên tục lau nước mắt trong lúc đợi tôi. Trước ấy bà đã cảm thấy khác thường (tâm trạng bà gần như là ảm đạm) rồi.

Ngày hôm ấy, tôi thức dậy và đi đánh răng. Và nhận ra mình bắt đầu khóc.

Kể cả với tôi, sự hiện hữu của nó thật bất ngờ. Không một dấu hiệu. Không một lời báo trước. Tôi còn không thể nhớ ra gần đấy có gì khiến tôi buồn phiền, huống chi đêm hôm trước tôi quyết định đi ngủ từ 9:30 phút tối với tâm trạng hoàn toàn vui vẻ. Nhưng giờ nước mắt không ngừng chảy xuống khiến việc chuẩn bị của tôi thật sự khó khăn. Giờ tôi thấy muốn khóc rồi…. Và sau hai lần thử đánh mascara đầy thảm họa, tôi quyết định từ bỏ luôn việc thử làm lại lần 3.

Hãy thử nghĩ xem những người khác sẽ nghĩ như thế nào, bởi đối với họ nhân viên kế toán cần có ít nhất một mức độ lịch sự tối thiểu. Với họ, công việc của tôi là đảm bảo cho mọi thứ vẫn diễn ra liên tục, có trật tự và giảm thiểu mọi biến cố. Giờ chỉ cần có một vệt nước làm trôi đi lớp kem nền của tôi thôi cũng thành vấn đề rồi… Việc này có thật sự cần phải ức chế như vậy không?

Chiếc poster đầu tiên tôi nhận ra khi đang đứng đợi tàu điện ngầm. Thời điểm mà đôi mắt tôi rưng rưng, trong cái nhìn mờ nhạt ấy, nó nằm ở đó. Trên đó là một thiếu nữ trẻ tuổi tràn đầy sức sống hướng cái nhìn quả quyết lên chiếc khinh khí cầu. Bên dưới họ là dòng chữ “Mọi thứ đang hướng lên!”. Ở trên tàu có một tấm khác: cô bé với mái tóc đuôi sam treo ngược mình trên cây với dòng chữ “Hãy xoay ngược cái cau mày xuống!”. Và ở trước trạm dừng gần công ty tôi là một tấm nữa nói “Để nụ cười là chiếc ô của bạn!”, đến đây tôi đi lại gần để nhìn dòng chữ được in cẩn thận ở góc poster. Văn phòng Sức khỏe Thành phố.

Ngày hôm ấy hoàn toàn mờ mịt với tôi. Theo đúng nghĩa của nó. Tôi hầu như không thể nhìn ra được thứ đang ở trên màn hình máy tính, ở trên văn bản hoặc trên mặt bàn. Cả ngày hôm ấy, rưng rưng là trạng thái của tôi. Làm sao mà những người khác có thể hoàn tất công việc trong tình trạng này chứ??? Với tôi thì đến cả công việc đơn giản nhất cũng khó gấp tỉ lần rồi.

Vậy nên tôi quyết định nghỉ sớm và đi taxi về nhà. Theo lẽ thường, khi xe đang mắc kẹt trên đường, tài xế hướng cái nhìn vào gương chéo hậu và thấy tôi. “Cô buồn phiền gì sao?” – ông ấy hỏi.

“Không hề.” – tôi trả lời ông ấy.

“Ừ, hãy nhớ những gì họ nói trên radio nhé – hạnh phúc là do ta lựa chọn!”

Và ông ấy kết thúc, dường như không phán trách cũng không để tâm.

Hai ngày sau, tôi đặt lịch với bác sỹ của mình. Quanh mũi tôi bắt đầu đỏ lên, mắt thì sưng và xuất hiện càng nhiều những tia máu.

Khi đến nơi, tôi nhận ra nguyên phòng chờ được trang trí bởi poster với khẩu hiệu “Hãy rạng rỡ lên!”, “Cố chịu ở đó chút nhé!”.

.

.

.

-Cô […], những gì cô cần đơn giản là một thái độ tích cực thôi.

Đó là những gì vị bác sỹ của tôi nói sau khi đưa cho tôi yêu cầu kiểm tra một loạt nhưng không phát hiện ra gì.

-Cô đã thử liệu pháp tâm lý chưa? Chia sẻ với nhà tâm lý học của chúng tôi hoặc tham gia một khóa thiền chẳng hạn. Nhiều người đã cảm thấy tốt hơn khi thử một khóa có hướng dẫn đấy. Để tôi lấy cho cô vài cuốn thông tin nhé.

– Không, tôi không cảm thấy buồn phiền gì cả! – tôi nói với ổng, giọng bất giác cao hơn vì sự mất kiên nhẫn. – Có cái gì đó đang xảy ra với tôi.

– Vâng, vâng.

Ông ấy chỉ gật đầu đồng cảm, rồi quay lại dúi vào tay tôi một tập sách. “The Power of Positive Thinking”, “An Attitude of Gratitude”, “Mindfulness and Depression”. Tay tôi giật giật vì phẫn nộ, mấy cuốn sách đều rơi hết xuống sàn.

-Bo.me cái đống tiền chiết khấu của ông đi!

Nói rồi tôi bước đi ra khỏi phòng, để lại ông ấy với đống sách nhảm nhí. Giọng tôi vỡ ra, và một lần nữa tôi lại nức nở.

Trên đường về nhà, ánh mắt của tôi hướng ra phía bảng thông báo bên đường. Có một vài người khác đứng gần ấy, trầm tư, khóc lóc. Tôi quyết định đến gần nó để tìm ra câu trả lời cho tình trạng này. Nhưng…

“Thị trưởng thành phố chính thức công bố tình trạng khủng hoảng y tế cộng đồng.”

Và rồi?

“Nguyên nhân của đại dịch này vẫn chưa được tìm ra. Chúng tôi …. …. ……..

Lúc này tai tôi như ù đi và cơ thể tôi không thể đứng vững được nữa. Nước mắt một lần nữa lại rơi và tôi ngồi sụp xuống, cố gắng lấy tay lau đi dòng nước mắt.

Một bàn tay bất ngờ chạm lên vai tôi.

Là người hàng xóm của tôi, cô giáo viên mầm non. Cô ấy đưa cho tôi một tập giấy lau được gấp cẩn thận từ trong túi. Đưa nó lên mặt, mùi hương ấy lan ra thật nhẹ, thật thoải mái. Và cô ấy, cô vẫn đứng bên cạnh tôi không nói một lời. Cánh tay cô vẫn giữ trên vai tôi, lồng ngực như thở cùng một nhịp với tôi. Nước mắt cùng chảy, nhưng có một điều tôi cảm thấy khác biệt, giống như tôi tìm thấy một chiếc thuyền khi đang lạc giữa biển khơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *