Tại sao lại phải giảng giải một tác phẩm nghệ thuật?

Trả lời: David Durham.

Tôi đã từng sống với một phụ nữ rất am hiểu nghệ thuật. Tôi đang xem qua một trong những cuốn sách nghệ thuật của cô ấy thì nhìn thấy tác phẩm Số 31 (1950) của Jackson Pollock. Tôi nói, “anh cũng có thể vẽ được như này.

Cô ấy nói, “Im đi.”

Vài năm sau chúng tôi ở New York và đi tới Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolis. Đến một lúc, cô ấy đưa hai tay lên che mắt tôi và nói, “Được rồi, đi theo hướng này.” Tôi đi theo cô ấy tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Rồi cô bỏ tay ra và nói, “Nhìn đi“. Đó là tác phẩm Số 31 của Jackson Pollock.

Tôi đã khá choáng váng khi thấy nó lớn như thế nào. Tác phẩm rất đồ sộ, bao phủ hầu hết một bức tường lớn. “Anh nghĩ là mình có thể làm được điều này hả?

Tôi đã câm nín. Cô ấy tiếp tục, “Anh có thấy những gợi ý về các hình dạng ở đây không? Ở rìa nhận thức của mình anh có thể nhìn thấy những hình ảnh nhưng chúng không hợp lại thành các hình dạng anh có thể thực sự nắm bắt được. Có một cảm giác mạnh mẽ về chuyển động, năng lượng, tiềm ẩn, nhưng rất phù du, xuất hiện và tan biến liên tục. Bức tranh là một khoảnh khắc, không phải là một câu chuyện. Đó là của hiện tại và đó là nơi mà nó gây ấn tượng với anh. Không có quá khứ và không có tương lai, chỉ có hiện tại. Điều đó làm cho tác phẩm này trở nên tuyệt vời.” Tôi đang diễn giải bằng lời mình nhưng cũng khá sát với những gì cô ấy đã nói.

Chà, một số người nói bạn không thể giảng giải nghệ thuật. Tôi không biết, tôi nghĩ cô ấy đã làm điều đó rất tốt. Kể từ đó tôi trở thành một người hâm mộ Jackson Pollock.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *