Tại sao đôi khi bạn cũng nên đi thăm nghĩa địa: Thành kiến kẻ sống sót

Đằng sau 1 câu chuyện thành công là n thất bại mà bạn chưa từng biết đến.

Bất kể Rick nhìn chỗ nào, anh ấy đều thấy các ngôi sao nhạc Rock. Họ xuất hiện trên Tv, trên các trang bìa tạp chí, trong các chương trình âm nhạc và trên website người hâm mộ. Bạn không thể tránh được các bài hát của họ – trong siêu thị, trong playlist, trong phòng gym. Các ngôi sao nhạc Rock ở khắp mọi nơi. Họ rất nhiều. Và họ thành công.

Được thúc đẩy bởi những câu chuyện của vô số anh hùng guitar, Rick bắt đầu thành lập một ban nhạc. Liệu anh ấy sẽ nổi tiếng. Xác suất gần như bằng 0. Giống như nhiều người khác, anh ấy có khả năng kết thúc là nằm trong “nghĩa trang” của những nhạc sỹ thất bại. Nghĩa trang này chứa những nhạc sỹ thất bại nhiều gấp 10000 lần sân khấu, nhưng không có phóng viên nào hứng thú với những nhạc sỹ thất bại, ngoại trừ những siêu sao thất thế. Điều này làm cho nghĩa trang trở nên vô hình đối với những người ngoài cuộc.

Trong cuộc sống hằng ngày, vì sự thành công dễ nhìn thấy hơn thất bại, nên bạn tự động đánh giá quá cao khả năng thành công của bạn. Là một người ngoài cuộc, bạn (giống như Rick) không chống nổi một ảo tưởng và bạn hiểu lầm về xác suất của thành công trong thực tế là nhỏ như thế nào. Rick, như rất nhiều người khác, là một nạn nhân của thành kiến người sống sót.

Đằng sau mỗi tác giả nổi tiếng, bạn có thể tìm thấy 100 nhà văn khác có những cuốn sách sẽ không bao giờ được bán. Đằng sau họ là 100 người khác chưa tìm được các nhà xuất bản. Đằng sau họ là 100 người khác có những bản thảo chưa hoàn thành đang dính bụi trong các ngăn kéo. Và đằng sau mỗi người đó là 100 người đang mơ mộng về một ngày nào đó viết được một cuốn sách. Tuy nhiên, bạn chỉ được nghe về những tác giả thành công và không nhận ra sự thành công trong văn chương khó đạt được như thế nào. Điều tương tự cũng đúng với các nhà nhiếp ảnh, các doanh nhân, hoạ sỹ, vận động viên, kiến trúc sư, những người đoạt giải Nobel và các nữ hoàng sắc đẹp.

 

Giới truyền thông không hứng thú đào sâu trong những nghĩa trang của những người thất bại. Để vượt qua thành kiến người sống sót, bạn phải tự hiểu rõ bản thân.

 

Bạn cũng sẽ bắt gặp thành kiến người sống sót khi xử lý với tiền bạc và rủi ro: tưởng tượng một người bạn bắt đầu khởi nghiệp. Bạn thuộc về vòng tròn những nhà đầu tư tiềm năng và bạn cảm nhận một cơ hội thực sự: đây có thể là một Google tiếp theo. Có lẽ bạn sẽ gặp may. Nhưng thực tế là gì. Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là công ty sẽ không vượt qua giai đoạn khởi đầu. Kết quả thứ hai có khả năng xảy ra là nó sẽ phá sản trong vòng 3 năm. Trong số các công ty sống sót qua 3 năm đầu đó, thì phần lớn các công ty chưa bao giờ phát triển nhiều hơn 10 nhân viên. Vậy bạn có nên đặt số tiền vất vả kiếm được của bạn trước rủi ro? Không hẳn. Nhưng bạn nên nhận ra thành kiến người sống sót đang hoạt động và nó bóp méo xác suất của thành công.

Số lượng lớn các cuốn sách và các nhà huấn luyện nói về thành công nên làm bạn nghi ngờ: người không thành công không viết sách hoặc giảng bài về những thất bại của họ.

Thành kiến người sống sót có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi bạn trở thành một thành viên của nhóm ‘chiến thắng’. Ngay cả nếu sự thành công của bạn đến từ sự ngẫu nhiên, thì bạn sẽ khám phá ra những điểm tương tự với những người chiến thắng khác và bị cám dỗ xem chúng như “những yếu tố đem lại thành công”. Tuy nhiên, nếu bạn từng ghé thăm “nghĩa trang” của những người thất bại và các công ty thất bại, bạn sẽ nhận ta những người đó cũng có nhiều điểm tương tự là đặc trưng cho sự thành công của bạn.

Thành kiến người sống sót muốn nói rằng: con người tự động đánh giá quá cao những khả năng thành công của họ. Chống lại nó bằng cách thường xuyên đi thăm những nghĩa trang của những dự án, những vụ đầu tư, những nghề nghiệp từng hứa hẹn thành công. Điều đó sẽ làm bạn suy nghĩ rõ ràng.

Trạm Đọc 

Theo “The art of thinking clearly” – Rolf Dobelli | Yeutamly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *