Tại sao có một số người lại sợ đến gần người mà mình thích?

Trước tiên bạn hãy nhớ một câu: Hãy để người khác chấp nhận con người thật của bạn chứ không phải là một con người hoàn hảo.

Trong quá trình chúng ta tiếp xúc gặp gỡ nhau trong xã hội, chúng ta sẽ bộc lộ những phẩm chất mà chúng ta cho là tốt ra với người khác, và che giấu đi những phẩm chất mà chúng ta cho là xấu. Điều này sẽ dẫn đến một vấn đề. Bạn nghĩ rằng chỉ nên để những đặc điểm tốt xuất hiện ra trước mặt người khác còn những đặc điểm riêng của mình là một đặc điểm xấu, nếu bạn bộc lộ ra bạn sẽ bị người khác xa lánh. Dần dần chúng ta chỉ biểu hiện ra một mặt đối phương chấp nhận, và giấu đi một mặt đối phương không thể chấp nhận khác. Vì vậy bạn lo lắng rằng mình sẽ không được chấp nhận, nên bạn sợ đến gần người khác.

Đi cùng với điều này là một niềm tin phi lý: “Chỉ có hoàn hảo mới được công nhận, mà tôi không đủ hoàn hảo”. Trong niềm tin này lại chứa đựng một mong muốn đó là “Tôi muốn trở nên hoàn hảo”. Một chỗ vắng vẻ là nơi tốt nhất để cho bạn thể hiện bản thân mình, nhưng sau khi bạn thể hiện ra xong, mọi người lại không phản hồi lại bạn nên bạn cảm thấy mình không được công nhận, bạn lại càng ngại thể hiện nó. Nếu suy nghĩ này quanh quẩn trong lòng bạn lâu, bạn sẽ trở nên càng thận trọng hơn giống như đi trên một lớp băng mỏng.

Khi mọi người đang theo đuổi cảm giác giá trị, họ thường tìm kiếm cảm giác giá trị bên trong một mối quan hệ, không chỉ “Tôi rất quan trọng” mà còn là “Tôi rất quan trọng đối với bạn”. Khi chúng ta thích nhau đồng thời chấp nhận đối phương, chúng ta đã ngầm hiểu rằng “đối phương rất quan trọng với mình”, lúc này một phản ứng nhỏ nhặt không tốt của đối phương cũng sẽ bị phóng đại lên và tự bản thân mình sẽ càng đánh giá ác ý về bản thân. Đối với những người phụ thuộc, họ sẽ lý tưởng hóa đối phương hơn nữa, bởi vì lý tưởng hóa sẽ giúp họ thoát khỏi sự bất mãn với chính bản thân họ. Lúc này đối phương không sai, nhưng họ cũng sẽ tự giận mình nghĩ mình làm chưa đủ tốt, đó chắc chắn là lỗi của mình. Dưới mối quan hệ bất bình đẳng này còn ẩn chứa một niềm tin bất hợp lý khác: “Những người tôi thích đều hoàn hảo”.

Vì vậy ý nghĩ “Mọi người bận rộn như vậy, ai thèm quan tâm đến bạn” mà đối tượng đề cập đến không thể loại bỏ những niềm tin phi lý của bạn. Người khác không quan tâm đến bạn không phải bạn chưa hoàn hảo, cũng không thể chứng minh người khác không hoàn hảo. Thực ra bản thân bạn không cần phải hoàn hảo, bạn chỉ cần sống thật với chính mình. Nếu không cái mà bạn gọi là thích theo tôi là bạn chỉ muốn làm hài lòng người khác, cái gọi là sợ đến gần của bạn theo tôi chỉ là một kiểu phòng thủ muốn giữ cho bản thân mình thật hoàn hảo trong mắt người khác.

Thừa nhận sự không hoàn hảo của bản thân là một cái sàng để sàng lọc những ai có thể bước vào thế giới của bạn; đồng thời hãy thừa nhận sự không hoàn hảo của người khác. Đây là một cái gương cho phép bạn nhìn rõ mọi người đều không khác biệt.

“Hãy để người khác chấp nhận con người thật của bạn chứ không phải là một con người hoàn hảo.”Bạn mang một chiếc mặt nạ đến với người ấy nhưng lại được mong chấp nhận con người thật của bạn. Ai có thể chấp nhận. Hãy tháo bỏ chiếc mặt nạ và chấp nhận chính bản thân trước đã…Cho dù là ai, hãy tự tin với chính bản thân. Mọi thứ đều có thể cải thiện…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *