TEAM “NƯỚC ĐẾN CỔ MỚI TẬP THỞ” GIƠ TAY NÀO =))))))))))
1. Tâm lý sợ hãi thất bại
Đôi khi nhìn vào và tưởng tượng đến tương lai, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Cảm giác như con đường từ chỗ bạn đang đứng đến vạch đích cuối cùng để hoàn thành công việc rất rất xaaaaaaaaa và đi mãi cũng không đến. Và vậy là bạn cứ chần chừ mãi đến những giây cuối cùng vừa làm vừa hoảng loạn.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi chúng ta sợ hãi, chúng ta mong muốn được kiểm soát. Và trớ trêu thay việc trì hoãn lại đáp ứng cho ta cảm giác được kiểm soát, điều khiển đó.
2. Chủ nghĩa hoàn hảo
Khi thực hiện các dự án, những người hay trì hoãn đặt ra các tiêu chuẩn cao và đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối trong kết quả. Điều này thực sự gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần.
Họ sợ rằng mình không thể hoàn thành thật tốt công việc nên bắt đầu do dự và trì hoãn. Cho đến khi gần deadline, tâm lý của họ được kích hoạt ở chế độ lo lắng tột độ bắc buộc họ phải hoàn thành công việc. Nói cách khác, với những người có tâm lý trì hoãn, tâm lý lo lắng đó chính là nguồn gốc của năng lượng làm việc.
3. Trì hoãn để đưa ra những quyết định đúng đắn?
Trong cuốn sách có tên “Wait: The Art Of Delay” (Chờ đợi: Nghệ thuật của sự trì hoãn), chuyên gia Frank Partnoy đã lập luận rằng chúng ta đưa ra các quyết định tốt nhất khi đợi cho đến giây cuối cùng. Trong tâm lý học, đây gọi là “Managing Delay”. Về cơ bản, các nhà khoa học nhắc nhở ra sự trì hoãn là không thể tránh khỏi nhưng thay vì trì hoãn, chúng ta nên học cách trì hoãn như một người chuyên nghiệp.
4. Vì thiếu tự tin
Một nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên kết giữa việc trì hoãn với nhận thức tiêu cực về năng lực của bản thân. Khi nghi ngờ bản thân, ta dễ tự hỏi “Có thể mình đã sai…”, “Có lẽ mình không nên làm”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu mình làm…” và rồi cảm thấy việc đó quá khó. Khi nghi ngờ bản thân nghĩa là bạn nhận thức được những giới hạn tiềm ẩn của chính mình nhưng đừng để nó là lý do do khiến bạn trì hoãn.
5. Sự sáng tạo hình thành khi không bị ép buộc
Bạn ghét thời gian, bạn ghét deadline và bạn chỉ thấy chúng làm mình nản lòng hơn. Các nhà khoa học đưa ra thuật ngữ “Unfinished tasks” (nhiệm vụ chưa hoàn thành) để giải thích điều này.
Khi có một dự án tồn tại trong đầu, thú vị là có rất nhiều ý tưởng mới sáng tạo nảy ra. Nếu chúng ta chỉ đơn giản là nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất có thể, hãy đoán xem điều gì xảy ra? Sự sáng tạo bị chặn lại. Sự sáng tạo không thể bị ép buộc.
Dịch từ: Psych2Go
