SÚP VĨNH CỬU 

Món súp vĩnh cửu được phát minh vào thời Trung Cổ ở châu Âu, là một món tả pí lù gồm đủ thứ thức ăn có sẵn tại chỗ và được cho thêm vào khi cần phục vụ thêm người, tương tự như chúng ta cho thêm nước lẩu và thành phần lẩu khi đi ăn lẩu vậy. Nồi súp luôn được đun ở trên 60 độ C (140 độ F) để đảm bảo súp không bị hư và vi khuẩn không xâm nhập được.

Về lý thuyết thì nếu giữ tình trạng thế này, một nồi súp có thể để hàng năm (nhưng chắc là nói quá, ai đã từng nấu bếp sẽ biết ngay). Nhưng giữ một tuần mươi ngày thì có thể được, và các quán trọ thời Trung cổ rất hay sử dụng cách này để luôn có sẵn một món ăn phục vụ khách.

Các bạn đọc truyện Bu-ra-ti-nô (bản của Nga) có thể sẽ nhớ được cảnh một cái bếp lò luôn cháy và có một nồi súp bên trên. Trong nhà của Bu-ra-ti-nô thì do quá nghèo nên chỉ có một bức vẽ bếp lò cùng cái nồi súp, nhưng trong quán trọ nơi lão Ca-ra-ba Ba-ra-ba hay ngồi thì có một cái bếp lò và nồi súp thật y như thế này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *