Trên bến sông Seine, chiều hiu hắt lạnh
Vạt nắng trên sông nhuốm buồn mênh mông !
*
Khởi nguồn từ cao nguyên Langres, sông Seine chảy qua các vùng châu thổ bằng phẳng như Venarey-les-Laumes , Montbard- Côte-d’Or , Bourgogne, lãng mạn như một bài thơ dài …777 km mộng mơ.
Sông Seine thầm lặng băng mình qua châu thổ Dijon trước khi đổ vào Paris, vì thế sông Seine chưa bao giờ gây ra lũ lội cho Paris. Theo truyền thuyết sông Seine do đại đế César đặt tên, lấy từ gốc là “Sequana’ tên một nữ thần trong sử thi La Mã. Ngày nay tại đầu nguồn con sông còn có một pho tượng điêu khắc lớn bằng đa hoa cương nói về truyền thuyết này. Phần đẹp nhất của sông Seine là đoạn chảy qua Paris dưới 37 cây cầu.Hầu hết những cây cầu này đều đã…già, có cầu già trên 400 tuổi. Cây cầu cổ nhất và nổi tiếng nhất là cầu Pont-Neuf xây năm 1604, để vua Henry IV và hoàng hậu Catherine de Medicis đi từ điện Louvre đến tu viện Saint-Germain-des-Prés. Cây cầu đẹp nhất Paris lại là cầu Alexandre III với những hàng trụ đèn cao đến…gãy cổ. Cây cầu mới nhất là cầu Simone-de-Beauvoir, xây 2006 dài 304m bắc ngang sông mà không có trụ cột chống.
Cầu Pont des Arts, trước nhà bảo tàng Louvre xây vào từ năm 1802, ban đầu chỉ có 9 nhịp, lấy cảm hứng từ các vườn treo và bồn hoa ghế dài. Năm 1981 cầu des Arts được xây lại chỉ còn 7 nhịp. Từ đó cây cầu trở thành “thánh địa’ của các đôi tình nhân yêu nhau, đến móc các ổ khóa tình yêu. Cầu Pont des Arts cũng là nơi gây cảm hứng cho các phim truyền hình nổi tiếng. Ổ khóa tình yêu ( Love Lock) khởi thủy được cho là xuất hiện lần đầu ở Italia. Theo tiểu thuyết gia Federico chủ nhân quyển tiểu thuyết nổi tiếng I WANT YOU , thì Ổ Khóa Tình Yêu lần đầu có mặt trên cây cầu Milvio ở Rome, nhưng ông ta lại không nói rõ nó xuất hiện vào năm nào? Trong khi đó thì người Hungary lại bảo: “Ổ khóa TY là của tui”, ổ khóa xuất hiện lần đầu ở trên cây cầu có tên là DESC, ở miền bắc một đất nước có nhiều người tự tử vì tình nhất. Sự xuất hiện sớm của các ổ khóa tình yêu ở Hungary , được cho là để …bảo đảm cho sự bền vững cho tình yêu lứa đôi ! Trong khi tiểu thuyết của ông Federico thì lại được in lần đầu vào năm 2006.
Về nghi thức móc OKT diễn tiến mỗi nơi mỗi cách khác nhau. Tại Nga việc móc khóa được thực hiện, ngay sau hôn lễ của đôi lứa được cử hành với nghi thức Nhất Thống Giáo ở các nhà thờ. Sau buổi lễ, cac đôi bạn đưa nhau ra một cây cầu mà họ muốn, họ trao đổi những lời “thề non hẹn biển”, họ hôn nhau rồi họ bóp khóa vào thành cầu. Cô dâu là người có… vinh dự vứt chìa khóa xuống chân cầu, nơi có dòng nước chảy trong tiếng reo hò cổ vũ của bạn bè hai họ . Một nghi thức rất Nga đời thường nhưng lại mang màu sắc thần tiên cổ tích.
Tại Trung Quốc sự xuất hiện các OKTY thì cũng không kém phần thần tiên. Mr. Đỗ Mục, một thi bá đời nhà Đường : “Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều “, nghĩa là một đài đồng tước khóa xuân hai Kiều, đã minh chứng cho rằng viec moc khoa TY đã có từ ngàn năm trước ở xứ China của NGỘ. Nhị kiều là Đại Kiều và Tiểu Kiều hai người đẹp nổi tiếng của đất Giang đông , một người lấy Tôn Sách một người lấy Chu Du. Khóa Xuân gọi đầy đủ là “ Ổ Khóa Buồng Xuân”, tức khóa đi cái “ổ…xuân xanh” đáng giá ngàn vàng của người phụ nữ khi người tình của quý bà bận phải đi xa. Đã đóng khóa thì phải nghĩ đến chuyện mở khoa. Người Trung Hoa rất thành thạo nghề bẻ khóa trèo rào, câu chuyện nàng Trác Văn Quân là một minh chứng. Năm xưa Trác Văn Quân góa chồng lúc còn xuân, cô đã tự nguyện giam mình vào chốn khuê phòng, thề độc là “nói láo chết liền” sẽ mãi mãi ở vậy thờ chồng. Thế những việc chỉ diễn ra ước chừng được nửa năm, thì t gã mắc dịch tên Tư Mã Tương Như , nửa đêm ôm cây đàn tỳ bà đến đứng dưới lầu nhà nàng gãy khúc “Phượng Cầu Kỳ Hoàng”. Thế là đến thế mà thôi, cuộc đời hào hoa khóa thì đời vứt đi. Vào khoảng nửa khuya đêm ngày thứ ba, khi tiếng đàn tỳ bà vừa trồi lên “từng tứng tưng”, Trác Văn Quân động mối xuân tình cầm lòng không được, cô bèn bẻ khóa rồi gôm hết xuyến vàng, tư trang mở …khóa phòng xuân, cùng với Tư Mã Tương Như ra đi đến nay vẫn biệt vô âm tín .
Tại châu u việc mở ổ khóa tình yêu lại có vẻ không dễ dàng hơn. Tại cây cầu Hohenzollern bắc qua sông Rhine ở Cologne , một cây cầu “ một trong hai” vừa sử dụng cho đường sắt vừa cho đường xe hơi. Một số các ổ khóa tình yêu ở đây thuộc dạng “hai trong một” của các đôi cặp ”pê-đê”. Hiện tượng này đã gây ra sự chú ý, khiến cho đông người tụ họp gây ách tắc giao thông. Công ty đường sắt Deutch Baln có lần phải phải xin lệnh nhà cầm quyền Đức thảo bỏ bớt các ổ khóa Tình Yêu. Thế nhưng lại có chuyện rắc rối. Việc gỡ bỏ chưa đi đến đâu thì bà Haenen, chủ tịch hội văn hóa dân gian Rhineland lại nhảy vào làm khó. Bà cho rằng việc xuất hiện các ổ khóa tình yêu ở Rhineland Valley là một hiện tượng …văn hóa . Mà đã là văn hoa thì nhất thiết phải được duy trì và gìn giữ . Tiếng nói của bà Haenen ở thung lũng Rhineland rất có trọng lượng với các cử tri, Vì thế công ty Deutch Ban chỉ được phép di dời một số ổ khóa tình yêu đến các cây trụ điện gần bên . Nhưng có lẽ đây cũng không phải là một giải pháp dài lâu , vì dưới sức nặng của…tình yêu các cây trụ điện đó cũng đã bắt đầu có các dấu hiệu xiêu vẹo.
Tại Paris, cây cầu Pont des Arts trước đây cũng đã từng trĩu nặng với những ổ khóa tình yêu. Vào ngày 6/6/2014, ba tháng sau khi người viết ghé thăm Paris , một mảng thành cầu 1m20 x 2m mang đầy ổ khóa đã đổ ập xuống sông Seine. Rất may lúc đó, vào khoản 10 giờ đêm trời tối và lạnh vắng người vì thế đã không có gì đáng tiếc, Nhân dịp này Hội Đồng Thành Phố Paris đã nhanh chóng cho công nhân sở Môi Trường , tháo gỡ gáp 700.000 ổ khóa cân nặng đến 42 tấn đồng cho vào nhà bảo tàng.
Ngoài chuyện OKTY, sông Seine còn có câu rắc rối các thư viện màu…xanh. Cách cây cầu Pont des Arts một quãng 200 mét là một cái Thư Viện rất kỳ cục vì nó dài hơn… ba cây số nằm dọc theo hai bên bờ sông Seine, nơi người ta bày bán những hàng hóa tinh thần. Thư viện Xanh gồm 1.200 kiot sách cũ đã tồn tại từ nhiêu trăm năm qua. Nó là tài sản truyền đời của 250 dòng họ kỳ cựu nhất Paris .Mỗi kiot chỉ dài 2m và rộng 0 ,70m sơn màu xanh bán sách củ , tranh ảnh và các đồ vật lưu niệm. Lợi nhuận của các kiot không đáng kể là bao, nhưng với những người mua sách cũ thì đôi khi họ lại bắt gặp những món hàng hóa tinh thần rất hời.
Chuyện nhà văn Ernest Hemingway vẫn thường được nghe kể cũng được xem là một thứ hàng hóa tinh thần rất…hời. Năm 1960 trong một chuyến công cán Paris, ông Ernest Hemingway đã tìm thấy hai quyển sách của mình bày bán ở môt kiot sach cũ là quyển “ Chuông Gọi Hồn Ai “ (The bell tolls to whom?). Điểm đáng nói là tình trạng của hai quyển đều cũ như nhau , nhưng một quyển ghi giá là $05 , còn quyển kia lại ghi giá bán đến $50. Hemingway vô cùng thắc mắc, ông hỏi người bán sách tại sao có sự cách biệt này? Hemingway được trả lời là quyển sách có giá đắt hơn là vì có chữ ký và lời đề tặng của tác giả. Sau chuyến công cán Hemingway trở về Mỹ, một người bạn của ông ghé chơi, và hỏi điều gì đã làm ông vui lúc ở Paris ?
Hemingway đưa cho người bạn xem quyển sách mà ông đã mua với giá 10 lần đắc hơn. Sau một lúc xem xét người bạn kinh ngạc bão Hemingway :”Nhưng đây đâu có phải là thủ bút của anh …”. Hemingway mỉm cười với người bạn và trả lời: “ Vì thế tôi mới bảo đó là điều làm tôi lấy làm vui nhất.” “ Hemingway cho biết thêm :”Và chính ngay cả người bán sách đó cũng không hề biết, ông ta vừa bán một chữ kỉ giả cho một người chủ …thật đã viết ra quyển sách trên”.
Lúc chúng tôi có mặt trên cầu Notre Dame để bắt đầu cuộc đi chơi sông Seine bằng con tàu RUỒI (le Mouche) thì đồng hồ đã là 15 giờ 20 . Điều này là dễ hiểu vì Cầu Notre Dame tọa lạc ngay ở trước nhà thờ Đức Bà ,nơi có viên đá ghi “km zero” khởi đầu của mọi con đường đi vào nước Pháp. Cầu Notre Dame trước kia có tên là cầu Cầu Lớn xây vào năm 885 chỉ lớn bằng một cây gỗ đủ một cho người lớn đi. Sau đó cây câu bị một cây lụt lớn cuốn trôi. Vua Charkes V đã cho thay cay cầu Lớn bằng một cây cầu đá kiên cố, và nó được mang tên là Notre Dame như ta biết. Ngày nay cầu Notre Dame đã có nhiều thay đổi , và là một cây cầu có mái vòm, dài 105 mét có lối đi cho người đi bộ . Cầu Lớn hợp với một cây cầu khác có tên là cây Cầu Nhỏ ( Pont Peptit ), tạo thành một trục lộ giao thông chạy qua Đảo Thành Phố nối liền quận Bảy và Quận Tám .
Có một cây cầu khác rất nổi tiếng trong số 37 cây cầu bắc qua nội thành là cầu Pont Neuf . Cầu Pont Neuf hay còn gọi là cây Cầu Trẻ, dù thực tế Pont Neuf đã ngoải 400 tuổi. Một cây cầu lừng danh khác là cầu Iena , đứng cạnh tháp Truyền Hình cũng là một cây cầu…vua, do hoàng đế Napoleon xây vào năm 1806 để vinh danh đội quân bách chiến của ông đánh bại người Anh. Muốn đi đến cầu Iena du khách phải đi qua cây cầu L’Ama ,mà khách thường bị anh lính Zouave chặn bước lại để hỏi tên xem tuổi. Du khách thường nhầm người lính Zouave này là một anh sen…đầm quốc tế, mà thật ra Zouave chỉ là một tượng đá điêu khắc gốc người Algeria, có công với nước Pháp được dân Paris yêu mến cho đúc tượng đặt đứng cạnh chân cầu, nhân tiện nhờ anh làm cây cột mốc để đo dòng nước sông Seine nông sâu mỗi khi có lụt .
Cây cầu Austerlitz cũng là một cây cầu nổi tiếng, đứng cạnh cầu Iena cũng do Napoleon xây năm 1808 để vinh danh một trận đánh thắng với liên quân Phổ -Nga . Những cây câu …vua này đã nâng sông Seine lên hàng mộng mơ …vương giả. Cầu Mirabeau nằm cách cầu Iena ba cây cầu , tuy chỉ là một cây cầu… dân, những cầu Mirabeau rất nổi tiếng , vì Mirabeau xây năm 1789, để vinh danh ngài quận công Honoré Gabriel Riqueti de Mirabeau, người đã từ bỏ giai cấp của mình để đi theo giai cấp thứ dân trong cuộc Cách Mạng Tư Sản.
Năm giờ chiều chúng tôi dừng lại trên cầu Mirabeau, Paris vào lúc cuối thu mỗi khi mặt trời đi vắng thì mây trắng lại giăng đầy. Lúc tôi cúi xuống nhìn dưới chân cầu, bỗng dưng phát hiện tầm nhìn dưới cầu sông Seine, dòng nước trong xanh lơ lửng lúc này chỉ còn là một dòng sương khói.