Làm thế nào để những người rất tham lam vượt qua được lòng tham của họ?
A: Jay Bazzinotti, khi bạn làm bất cứ điều gì, hãy làm với tất cả sức mạnh của bạn, vì sẽ không còn lại gì trong phần mộ.
Điều kiện tiên quyết phải nhắc đến là “những người tham lam” phải tự nhận ra rằng chính họ là những kẻ tham lam, rồi sau đó cảm thấy tội lỗi và muốn phấn đấu thay đổi. Vậy thì điều gì sẽ giúp họ nhận ra? Họa chăng “những người tham lam” đã biết họ là kẻ tham lam? Mà thậm chí nếu họ biết, thì họ có cảm thấy tham lam là điều tội tề không? Ayn Rand thì tin rằng sự tham lam một điều tốt (ND: nhà tiểu thuyết và triết gia quốc tịch Mỹ sinh tại Nga, nổi tiếng vì đã phát triển học thuyết Chủ nghĩa khách quan). Có hẳn một tầng lớp tin rằng tham lam là điều tốt, bạn càng nghèo đi, thì tôi càng giàu có, chủ nghĩa đó là như vậy. Nhưng chính xác mà nói, thế nào là tham lam? Có phải tham lam là làm việc cật lực để rồi có được nhiều hơn, nhiều hơn số của cải mà bạn cần, để tiêu thụ và rồi tích trữ chúng? Có phải tham lam là “Bỏ số tiền mình không có, để mua thứ mình không cần, để khoe với người mình không thích” như George Carlin từng nói? (ND: một diễn viên hài stand-up, nhà phê bình xã hội và nhà văn người Mỹ). Tôi từng đọc một phát biểu tóm tắt về lòng tham như sau:
“Điều tồi tệ nhất mà một người có thể sở hữu là thứ anh ta phải làm tổn thương người khác để được sở hữu chúng.”
Tôi tin rằng nếu ai đó kịp nhận ra rằng để họ có được thành công, mà những người còn lại phải thua cuộc, thì cũng lúc đó họ cũng nhận ra mình đã trở thành kẻ tham lam và cũng đã đến lúc cần thay đổi. Vâng, sự cạnh tranh là tốt nhưng đôi khi nó đi đến độ mà mọi người không phải chỉ việc giành chiến thắng nữa – mà họ phải đè bẹp người khác dưới chân họ.
Cho nên, để khiến họ thay đổi, ý tôi là thực sự thay đổi, họ phải thực sự hiểu rằng hành vi của họ gây ra nỗi đau lớn lao thế nào cho người khác. Scrooge đã thấy kết quả của mình, khi ba hồn ma cho ông ấy thấy quá khứ, hiện tại và tương lai, một tương lai mà không ai quan tâm đến ông ấy khi ông ấy đã chết, không được yêu thương, bị chế giễu và sớm bị lãng quên. Nhưng điều làm ông ấy phải thay đổi nhiều nhất lại là lòng trắc ẩn, khi thấy Tiny Tim, một đứa trẻ mà ông ta chỉ biết lờ mờ, sẽ chết nếu ông không hành động. (ND: Tác phẩm A Christmas Carol)
Nếu một cá nhân không có một chút lòng trắc ẩn và đồng cảm bên trong họ, thì họ sẽ không bao giờ thay đổi. Hãy nhìn vào top 100 người giàu nhất thế giới. Họ có thể từ bỏ 99% của cải của họ nhưng vẫn không phải nhịn đói một bữa nào, vẫn diện những bộ quần áo được thiết kế riêng, và không phải đi xe đò bao giờ. Nhưng họ vẫn làm việc để tích lũy ngày càng nhiều. Tại sao? Họ không có lòng trắc ẩn? Họ không có sự đồng cảm? Có phải họ chỉ hướng đến vật chất thôi không? Hãy nhìn vào những người như Andrew Carnegie (ND: một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới) một người đàn ông bị coi thường, người cảm thấy rất có lỗi về sự giàu có của mình đến nỗi ông ta bắt đầu xây dựng nhiều doanh nghiệp từ thiện. Chỉ khi ông ấy nhận ra mình đã từng là một người như thế nào và từ đó thay đổi cách làm. Đó không phải là lòng trắc ẩn – đó là sự xấu hổ.
Những người khác như Cornelius Vanderbilt (doanh nhân, giám đốc điều hành xây dựng nên ngành công nghiệp đường sắt Mỹ) và JP Morgan và đặc biệt là Jay Gould (nhà đầu cơ, nhà tài chính và là một ông trùm đường sắt) không bao giờ có một chút lo lắng về hình ảnh của họ, sự giàu có của họ và dường như không bao giờ cảm thấy thương cảm cho bất cứ ai, ngay cả gia đình của họ. Mục tiêu của họ là kiếm nhiều tiền hơn và tiêu diệt kẻ thù. Cho đến cuối cùng, mặc dù sống trong lối sống xa hoa, với những ngôi nhà lớn, v.v., nhưng thậm chí họ vẫn không có vẻ tận hưởng được số tiền họ đã kiếm được. Vanderbilt đã đi một chuyến tàu dài, khó khăn đến NYC mỗi ngày từ biệt thự của anh ta ở Newport, để anh ta có thể đi làm – ngay cả khi anh ta đang đi nghỉ mát. Có lẽ một số trong những người này thậm chí vẫn còn có một khuyết điểm nào đó tiếp tục thúc đẩy họ tiếp tục vượt ra ngoài và làm những việc cần thiết. Tiền không phải là một phương tiện để kết thúc – nó là sự kết thúc của chính nó.
Hãy nhìn vào Bill Gates, cho đến khoảng 10 năm trước đây, đã đóng góp rất ít cho các hoạt động từ thiện. Vài người nói rằng ông ấy chỉ làm điều đó vì ông ấy đã cảm thấy “tội lỗi”. Và điều đó cũng giúp ông ta được miễn giảm thuế một số tiền lớn cho hoạt động từ thiện của mình. Tôi thường chỉ ra rằng Bill Gates có thể biến đổi thành phố Boston, thành phố của tôi, chỉ bằng cách bảo lãnh (hay cứu trợ tài chính) hệ thống giao thông được bảo đảm và làm như vậy không gây bất kỳ cản trở nào vào cuộc sống của ông ta dù một chút. Trên thực tế, nếu tốn 10 tỷ đô la để làm điều đó, nó thậm chí sẽ không hề hấn gì đến ông ấy. Nhưng tại sao Boston? Tại sao không phải là Flint với vấn đề nước dùng, hay Detroit, với kiến trúc đổ nát nhưng sự vĩ đại của nó vẫn xứng đáng được cứu? Và tại sao những người giàu này KHÔNG liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề, chính phủ quá chậm chạp hoặc vụng về hay đầy tham nhũng để khắc phục những điều đó? Điều gì sẽ thúc đẩy họ làm điều đó?
Trong phân tích cuối cùng này, tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ biết rằng nếu là tôi, có lẽ tôi sẽ làm khác đi. Hoặc có lẽ tôi cũng sẽ bị lung lay với những con số đủ sức làm choáng mình, lối sống xa hoa, định kiến sở hữu và niềm tự hào về vị tôn và không bao giờ quay trở lại mặt đất và từ bỏ lòng tham. Tôi rất muốn rằng cảm giác tội lỗi, xấu hổ, lòng trắc ẩn, mong muốn được yêu thương hoặc bất kỳ động lực nào khác thúc đẩy người giàu trở nên hào phóng hơn. Nhưng có lẽ việc có nhiều tiền hơn, như được viết trong “Bonfire of the Vanities”, chính là thứ giúp cách ly và bảo vệ “chúng ta” khỏi “họ”.
(ND: The Bonfire of the Vanities là một cuốn tiểu thuyết châm biếm năm 1987 của Tom Wolfe. Câu chuyện là một bộ phim về tham vọng, phân biệt chủng tộc, tầng lớp xã hội, chính trị và lòng tham vào thành phố New York những năm 1980)