PHẢI LÀM SAO KHI TÔI THÍCH MỘT NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM?

Bạn gái cũ của tôi bị trầm cả.m. Giai đoạn nặng nhất còn có khuynh hướng tự sá.t nữa cơ, uống cả một hũ thuốc, phải đi bệnh viện tâm lí điều trị rất lâu, không có tiến triển chút nào.
Quen nhau từ hồi năm nhất đại học, cô ấy đang năm 3. Thời gian ấy cũng là giai đoạn bệnh diễn biến trầm trọng nhất. Cô ấy nghỉ học giữa chừng mấy tháng, người nhà cũng phải đến trường chăm sóc suốt mấy tháng trời. Ban đầu là tôi quen với bạn cùng phòng với cô ấy trước, sau đó mới giới thiệu cho tôi.
Lần đầu tiên gặp nhau là ở trên đường đến thư viện. Cô bạn cùng phòng nhìn thấy tôi rồi kéo cô ấy qua, bảo rằng giới thiệu bạn gái cho tôi.
Lúc đó tôi khá mặt dày nên làm tới luôn, “Xin chào cô bạn gái, anh là bạn trai của em đây, anh tên XXX, học trường xxx.”
Nhưng không lâu sau thì tôi đã phát hiện cô ấy có gì đó không ổn rồi, cực kì nhạy cảm, như cái lần đi mua đồ ở tiệm, thái độ thu ngân không tốt mà cũng làm cô ấy buồn hết cả ngày.
Sau thì mới biết cô ấy rất mệt mỏi, luôn chán ghét tình trạng của bản thân, cũng muốn mình vui vẻ hơn, nhưng càng cố thì càng trầm trọng hơn. Ngày nào cô ấy cũng muốn trời tối nhanh lên, không muốn trời sáng, không muốn đối diện với bàn bè, chỉ muốn trầm mê ngủ mãi, không bao giờ tỉnh dậy.
Tôi cố mọi cách để giúp cô ấy vực dậy tinh thần, đi học cùng, đi ăn cùng, đi bộ quanh sân tập. Ngày nào tôi cũng phải trả lời và giảng giải cho cô ấy những câu hỏi, những vấn đề nhỏ nhặt nhất.
Tôi học thêm tâm lý học, rảnh rỗi thì đọc các loại sách như tâm lý, triết học, khoa học tự nhiên, chỉ để trả lời mấy câu như “tay bị kim loại đâ.m trúng có bị nhiễm trùng và có chế.t không, bị chó hoang cắn có bị bệnh dại chế.t không, uống thuốc an thần nhiều có không tốt cho sức khỏe không,…” Bản thân tôi phải thật nhẫn nại, trả lời đầy đủ tường tận và an ủi để cô ấy hiểu. Đồng thời, tôi cũng phần nào giải tỏa được những ý nghĩ tiêu cực trong tư tưởng của cô ấy.
Vậy nên, cố nhẫn nhại được bao nhiêu thì cố, đừng để cô ấy cảm nhận rằng bản thân đang làm phiền đến người khác. Lúc đó thì sẽ gây ra tổn thương to lớn hơn cho cô ấy, khiến cô ấy ghét bỏ bản thân nhiều hơn.
Cô ấy dần phát hiện tôi nói chuyện gần giống như bác sĩ tâm lí, từ đó dần hình thành nên sự dựa dẫm và tin tưởng ở tôi. Sau đó, tôi bắt đầu dẫn cô ấy đi tham gia những hoạt động tập thể, dùng sự mặt dày của tôi để truyền năng lượng cho cô ấy, dần dần giải quyết hết tất cả những gì cô ấy lo lắng trong lòng, từ từ mở rộng quan hệ bạn bè, bồi dưỡng những sở thích. Mấy chuyện này nói lên thì dễ, nhưng phải là người trong cuộc mới cảm nhận được sự khó khăn thật sự.
Cô ấy dần dần tiếp nhận phương pháp của tôi, từ từ bài trừ những tư tưởng tiêu cực. Bệnh tình từng bước tốt dần lên.
Hiện tại cũng đã 10 năm từ khi hai đứa quen biết nhau. Cô ấy cũng đã bước ra được thế giới tăm tối kia và cũng không còn là bạn gái tôi nữa.
Chia sẻ một vài kinh nghiệm:

  1. Đối với những người mắc bệnh trầm cả.m, khi bạn là người đồng ý bên cạnh thì hãy thật sự nhẫn nại.
  2. Đừng bao giờ nói: “Mau khỏi bệnh đi, chúng tôi rất thương bạn, rất lo cho bạn,…” Mấy câu này chỉ làm cho bệnh tình nặng hơn mà thôi.
  3. Đừng dễ dàng phủ định những suy nghĩ của họ, cố gắng dẫn dắt để xoay chuyển cách nhìn nhận mới là tốt nhất.
  4. Đừng phụ lại lòng tin và sự dựa dẫm của họ, đây có lẽ là điểm chí mạng luôn đó!
  5. Chú ý đến cảm xúc và tình trạng của bản thân. Vì ở bên lâu rồi, bạn sẽ bị họ “truyền nhiễ.m” cho những tư tưởng tiêu cực.
  6. Đừng để họ ở một mình quá lâu, cố gắng ở bên cạnh hết sức có thể.
    Bổ sung một chút, cô ấy không còn là bạn gái tôi nữa là vì hai đứa đã kết hôn. Bây giờ, cô ấy là vợ tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *