Ở NHÀ NHIỀU QUÁ THÀNH RA GÂY HẤN VỚI CẢ NHÀ

Chào các bạn, em sinh viên năm 2 (sinh viên ngành luật) à thì chính xác thì hôm nay bắt đầu em vào năm 2 nhưng em ở nhà từ 30/4 đến giờ rồi, do tình hình dịch bệnh mà phải học onl và cũng từ đây em bắt đầu trên con đường gây hấn với cả nhà. Kiểu cả ngày làm bạn với cái máy tính, nghe giảng, trả lời, … thi onl rồi viết luận các kiểu đều trên máy tính. Làm bạn với 4 bức tường nên khiến tâm tình mình không tốt, đúng hơn là bí bách, cọc cằn, khó tính hơn và đỉnh cao là những pha gọi làm việc nhà từ mẹ. Thề là đúng kiểu không tập trung vào học được xong lại còn nghe chửi vô cớ cơ, đúng là dịch bệnh không những làm em ở nhà nhưng vẫn phải đóng tiền trọ, kiến thức tiếp thu hạn chế xong tình cảm gia đình còn đi xuống.

   Có hôm đang học onl thảo luận, đang trả lời câu hỏi, bật mic lên thì mẹ gọi:

– Trang ơi nấu cơm chưa? Trưa rồi mà không nấu cơm đi, ở nhà mà lười, nhà không dọn dẹp đi, ….bla bla :))

– Trang ơi xuống ăn cơm, đến bữa còn hầu.

– Trang ơi đi mua cho mẹ chai nước mắm.

  Và rất rất rất nhiều pha gọi Trang ơi, eo ơi thề là tụt cảm xúc, mất tập trung kinh khủng. Có lần không chịu được nên mình mới gắt lên “Mẹ có thể đừng gọi con nhiều được không, xin cho con những phút bình yên để tập trung học bài với ạ. Xin mẹ đấy”. Kiểu như phát điên lên ấy. Vì em đăng ký quá tay 23 tín nên lịch học full nguyên ngày, nói bảo không tin chứ thời gian đi vệ sinh còn hơi khó. À nhất là những hôm ôn thi và làm tiểu luận kết thúc học phần, thức đến 3 – 4h sáng để làm cho xong là chuyện bình thường, tại em không thích cảm giác tồn đọng, chơi trong lo sợ mà thích làm cho xong, cực tí nhưng xong thì chơi cho yên tâm thoải mái. 3-4h lên giường ngủ, sáng 5h mẹ đã: “Trang ơi. Mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi dậy đi, dậy dọn dẹp đi. Con gái giờ này mà chưa dậy thì chó nó lấy”. Và sau những pha “đấu tranh” đổ mồ hôi, nước mắt thì mẹ em cũng đã để em học trong bình yên. 

 Nhưng họ hàng với hàng xóm thì không, em thề là em điên lắm, kiểu ức chế nhưng phải cố kìm nén, chịu đựng. Xong cứ kìm nén thành ra tính em nó cọc theo, cứ thấy ai nói ngang ngang là chặn, chặt, chém mà không cần để ý ai, biết là xấu với không lễ phép nhưng nó cứ phun ra nên cũng chịu. Vì vậy mà em đắc tội gần hết người trong nhà. Hôm gần nhất anh họ đùa bảo:

– Học làm gì nhiều, học có giỏi đâu, phải học như em vợ anh mới có tương lai kìa, như cô thì kiếm thằng nào ngon ngon mà lừa xong cưới.

– Vậy em vợ anh ra trường có việc chưa?Em nghe bảo chị ấy mãi còn chưa kiếm được việc, cuối cùng vẫn phải về nhà làm nông đấy thôi, tương lai đúng sáng thật. Năm chị ấy thi đại học đề cũng được xem là dễ như năm bọn em thi mà điểm còn thua em thì đúng là giỏi thật. Anh nói vậy làm em tí nữa quên mất anh họ gì rồi ấy. Em làm sao được như em vợ anh mà đòi lừa được con nhà người ta.

Dì với họ hàng mấy người bảo: 

– Học làm gì nhiều, con gái học nhiều thì cũng của nhà người ta chứ có phải của nhà mình đâu. Học tốn tiền tốn thời gian, con em là em bắt nó đi làm rồi chứ làm gì có kiểu con ở nhà chơi còn bố mẹ đi làm như thế, mất dạy, không thương bố mẹ.

– Cháu mất dạy mà lên được đại học thì vẫn hơn con nhà cô/dì có dạy mà bỏ học lấy chồng từ sớm. Bố mẹ cháu cũng có vay tiền nhà mọi người cho cháu học đâu mà mọi người quan tâm thế, cháu nấu cơm cả rồi đấy tí mời các cô/dì/bác qua ăn với gia đình cháu. 

– Học Luật nên chỉ cãi là giỏi, cãi thuê chứ được cái gì.

– Biết đâu sau này bác cần cháu đấy, bác cứ yên tâm là cháu sẽ cố học tập tốt để sau này có gì bác cần thì cháu giúp. Sau này có lập di chúc, tranh chấp di chúc hay tài sản, ly hôn hay gì đó thì biết đâu cháu giúp được thì sao, đôi khi cãi ra tiền là có thật đấy. 

     Và nhiều pha bốp chát chặt chém để giờ đây em gây hấn với mọi người trong nhà với hàng xóm rồi. 

   Dịch ơi nhanh đi đi để em còn đi học chứ cứ ở nhà kiểu này chắc em trầm cảm quá. 

Học gì cũng được nhưng em lên học môn đạo đức trước . Chứ học rộng hiểu nhiều . Mà điều quan trọng nhất là tình cảm gia đình không hiểu cũng vứt !Tài phải đi với tâm . Sau này mới thành luật sư tốt được . !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *