Nói về Napoleon I – Phần 13: Viễn chinh Ai Cập (1798) – Chiếm đảo Malta

Nói về Napoleon I – Phần 13: Viễn chinh Ai Cập (1798) – Chiếm đảo Malta
Tên các địa danh sẽ được in đậm để phân biệt với tên người.
Tên người Pháp trừ Napoleon sẽ in nghiêng để phân biệt với những người thuộc các thế lực khác.
Những ứng dụng những ý tưởng quân sự thông dụng của Napoleon vào các tình huống thực tế đã giúp ông đạt được những chiến thắng vĩ đại. Ví dụ như việc sử dụng pháo binh như một lực lượng di dộng để hỗ trợ bộ binh. Về sau, Napoleon viết: “I have fought sixty battles and I have learned nothing which I did not know at the beginning. Look at Caesar; he fought the first like the last” – Ta đã đánh 60 trận và ta chẳng học được thứ gì mà ta không biết vào lúc bắt đầu. Hãy nhìn Caesar đi; ông ấy đánh trận đầu tiên y như trận cuối cùng.
Napoleon giành chiến thắng liên tiếp bằng cách che đậy hướng triển khai quân của mình, đồng thời tập trung quân lực tấn công vào điểm yếu của chiến tuyến kẻ thù. Trong trường hợp không thể triển khai chiến lược đánh gọng kìm yêu thích của mình, ông sẽ chọn vị trí trung tâm với hai cánh quân hỗ trợ hai bên, xoay sang diệt một cánh quân rồi quay lại tiêu diệt cánh quân còn lại. Tổng cộng, trong chiến dịch Italia lần 1 này, Napoleon đã bắt khoảng 150,000 tù binh, 540 khẩu pháo và 170 cờ hiệu. Quân Pháp đã đánh tổng cộng 67 trận và thắng 18 trận dàn quân (quân hai bên chọn địa điểm và thời gian của trận đánh, cả hai bên đều có thể rút lui trước hoặc sau khi trận đánh bắt đầu một lúc) bằng kỹ thuật pháo binh vượt trội cũng như chiến thuật của Napoleon.
Trong chiến dịch này, Napoleon đã tăng đáng kể ảnh hưởng của mình đến chính trường nước Pháp. Ông cho xuất bản hai tờ báo: một tờ cho binh lính trong quân của ông và một tờ phát hành trong nước Pháp. Những người bảo hoàng (phe trung thành với vua Pháp) đã công kích Napoleon vì cướp phá ở Ý và cảnh báo ông có thể trở thành một nhà độc tài (Tụi này đoán như thần). Quân đội của Napoleon đã mang về khoảng 45 triệu franc từ Ý trong suốt chiến dịch, vàng bạc đá quý trị giá khoảng 12 triệu franc. Quân của ông cũng mang về hơn 300 tác phẩm nghệ thuật và hiện vật vô giá.
Thật ra đây là điều rất bình thường, không một quốc gia nào phát động chiến tranh mà không vì một lợi ích nào đó, chính nghĩa luôn thắng nên được hiểu là: người thắng là chính nghĩa! Chính vì vậy mà khi Napoleon thắng, ông là người hùng, ông là chính nghĩa, khi ông thất trận, thì ông là ác quỷ, là kẻ độc tài, vì người chiến thắng ông đã chiếm vị trí chính nghĩa rồi.
Sau chiến thắng tại Ý, Napoleon cho tướng Pierre Augereauđến Paris để lãnh đạo một cuộc đảo chính và thanh trừng những người bảo hoàng vào ngày 04/09 – Đảo chính18 Fructidor. Cuộc đảo chính thành công giúp Barras và những người đồng minh Cộng hòa lên nắm quyền nhưng lại phụ thuộc vào Napoleon, người đang đàm phán hòa bình với Áo. Sau khi kết thúc đàm phán bằng hiệp ước Campo Formio, Napoleon quay trở lại Paris vào tháng 12 như một anh hùng của nước Pháp. Ông gặp Talleyrand, Bộ trưởng Ngoại giao mới của nước Pháp, người sau này phụng sự với chức danh tương tự cho hoàng đế Napoleon, và hiện họ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Anh quốc (ai cũng có ước mơ đập Anh, nhưng chẳng ai làm được).
Sau 2 tháng soạn thảo kế hoạch, Napoleon kết luận rằng hải quân Pháp vẫn chưa đủ mạnh để đối đầu hải quân hoàng gia Anh. Ông quyết định viễn chinh sang Ai Cập hòng chiếm lấy vùng đất này và ngăn chặn người Anh tiếp cận đến các tuyến giao thương của họ ở Ấn Độ. Napoleon muốn thành lập sự hiện diện của quân Pháp tại vùng Trung Đông, kết nối với Sultan Tipu, Vua của Mysore, người đang loay hoay với cuộc chiến tranh Anh-Mysore lần 4 khi người Anh tấn công Ấn Độ. Napoleon đảm bảo với hội đồng Đốc chính rằng “ngay khi ông chiếm được Ai Cập, ông sẽ tạo mối quan hệ với các hoàng tử Ấn Độ, và cùng nhau tấn công quân Anh ngay tại thuộc địa của họ”. Hội đồng Đốc chính đồng ý nhằm tạo một đường giao thướng đến Ấn Độ. Hiện tại, thương nhân người Pháp đã đang giao thương tại khu vực sông Nilenhưng cũng liên tục than phiền vì bị quấy rối bởi lực lượng Mamluks, còn Napoleon thì mong muốn bước theo bước chân của Alexander Đại đế. (Lúc này Ai Cập đã là một tỉnh của đế chế Ottoman từ năm 1517, nhưng giờ không chịu sự cai trị trực tiếp của người Ottoman và đang chìm trong hỗn loạn vì sự bất đồng trong giới cầm quyền Mamluk.
Tháng 05/1798, Napoleon được bầu là một thành viên của Viện Hàn lâm Pháp. Cuộc viễn chinh Ai Cập của ông bao gồm một nhóm 167 nhà khoa học từ toán học, tự nhiên học, hóa học, địa lý học. Họ đã có nhiều phát hiện mới tại đây, trong đó tảng đá Rosetta có lẽ là phát hiện quan trọng nhất. Tảng đá là nền tảng, góp phần dịch chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, vốn cho đến thời điểm đó, là một bí ẩn không ai đọc được. Họ xuất bản công trình nghiên cứu của mình trong cuốn Description de l’Égypte năm 1809. (Các bạn yêu thích có thể tìm hiểu về tảng đá này thông qua đường link trong hình. Tảng đá viết bằng ba loại chữ: chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, chữ bình dân – đơn giản hóa của chữ tượng hình, và chữ Hy Lạp với nội dung giống nhau)
Tin đồn nổi lên khắp nơi khi 40,000 quân lính cùng 10,000 thủy thủ bắt đầu tập trung tại các cảng của Pháp tại Địa Trung Hải. Một hạm đội lớn đã tập hợp tại Toulon: 13 tàu chiến tuyến (ships of the line), 14 tàu hộ vệ (frigates) cùng 400 tàu vận chuyển. Để tránh bị hạm đội Anh dưới sự chỉ huy của phó đô đốc huyền thoại của Hải quân Hoàng gia Anh Nelson, mục tiêu của cuộc viễn chinh được giữ bí mật với chỉ vài người biết: Napoleon, các tướng quân của ông BerthierCaffarelli, và nhà toán học Gaspard Monge. Napoleon là tổng chỉ huy, với các bộ hạ là Thomas Alexandre Dumas, Kléber, Desaix, Berthier, Caffarelli, Lannes, Damas, Murat, Andréossy, Belliard, MenouZajączek. Phụ tá của ông (aides de camp – giống anh Murion tử trận khi anh Na nhà mình nổi xung phất cờ trên cầu trong trận Arcole) bao gồm em trai Louis Bonaparte, Duroc, Eugène de Beauharnais, Thomas Prosper Jullien và một quý tộc Ba Lan Joseph Sulkowski (Người Ba Lan vẫn luôn chiến đấu cho Napoleon, đổi lại, Napoleon đã thành lập Công quốc Warsaw cho họ).
Hạm đội tại Toulon được tiếp viện bởi các đội tàu đến từ Genoa, CivitavecchiaBastia và toàn bộ do đô đốc Brueys và chuẩn đô đốc Villeneuve, Du Chayla, DecrèsGanteaume (Ờ thì đô đốc tướng lãnh thì nhiều, mà vẫn bị anh Nelson cho ăn hành ngập mặt).
Hạm đội chuẩn bị xuất phát thì có một cuộc khủng hoảng với Áo xảy ra, và Hội đồng Đốc chính đã gọi Napoleon quay lại trong trường hợp chiến tranh nổ ra (Các bạn thấy đó, một mình anh Na gánh team nước Pháp). Cuộc khủng hoảng kết thúc sau vài tuần, và Napoleon được lệnh đến Toulon càng sớm càng tốt. Có một nguồn nói rằng, trong một cuộc họp đầy “sóng gió” như bài hát của Jack, Napoleon đã đe dọa giải tán Hội đồng Đốc chính và tổng đốc Reubell đã đưa cho ông một cây viết và nói: “Sign there, general!” – Ký đi, tướng quân!
Napoleon đến Toulon vào ngày 9/05/1798, ở cùng với Benoît Georges de Najac, sĩ quan có trách nhiệm chuẩn bị hạm đội. Đoàn quân lên thuyền với sự tự tin vào tài năng của tướng quân của họ và vào ngày 19/05, khi Napoleon lên thuyền, ông đã nói chuyện với quân lính, đặc biệt là những người đã chiến đấu với ông trong Tập đoàn quân Italia – Armée d’Italie:
Binh sĩ! Các anh là những đôi cánh của quân đội Pháp. Các anh đã chiến đấu trên những dãy núi, trên cánh đồng và trong thành thị; vẫn còn cơ hội để các anh chiến đấu trên biển. Những quân đoàn La Mã, đôi khi các anh vẫn so sánh giờ đã không bằng các anh, đã chiến đấu với người Carthage trên chính vùng biển này và vùng đồng bằng Zama… Binh sĩ, thủy thủ, các anh đã bị lãng quên cho đến ngày hôm nay; hôm nay, mối quan tâm lớn nhất của nền Cộng hòa là quan tâm các anh… Nữ thần tự do, người đã biến các anh, vào lúc nữ thần sinh ra, thẩm phán của cả châu Âu, muốn trở thành thần của cả biển cả và những quốc gia xa xôi nhất (Nữ thần tự do – biểu tượng của New York, là tặng phẩm của nước Pháp cho Mỹ, nữ thần tự do vẫn luôn là vị thần của người Pháp. Việt Nam lúc trước cũng có một bức tượng Nữ thần tự do đặt tại hồ Gươm).
Xâm lược Malta (10-12/06/1798): Quân Pháp do Napoleon tấn công đảo Malta, lúc bấy giờ nằm dưới quyền cai trị của Hiệp sĩ Cứu tế (còn có các tên khác là Giáo binh đoàn tối cao của Thánh John – tiếng Anh: Order of St. John hoặc Knights Hospitaller) do Grand Master Ferdinand von Hompesch zu Bolheim (Tiếng Việt chức ông này gọi sao ta? Đại giáo chủ? Tư lệnh? Tổng chỉ huy? Thống lĩnh? Thủ lĩnh?) chỉ huy.
06–09/06: Hạm đội Pháp đến và tối hậu thư
Hạm đội Pháp bị phát hiện tại Gozo vào ngày 06/06/1798, và Hompesch triệu tập một hội đồng chiến tranh đồng thời tập trung dân binh. Quân lính Malta và dân binh được dẫn đầu bởi các thành viên của Hội chịu trách nhiệm phòng thủ các pháo đài và thành phố trong khu vực hải cảng lớn: Valletta, Floriana, Birgu, SengleaCospicua. Các thị trấn khác cũng như đường bờ biển được lực lượng dân binh và một số hiệp sĩ, bao gồm thành viên của hải quân của Hội phòng thủ.
Trong khi đó, người Pháp đã chuẩn bị đổ bộ và chiếm đóng đảo Malta. Vào ngày 09/06, Napoleon cho phụ tá của mình Jean-Andoche Junot gửi yêu cầu tới Thủ lĩnh cho phép hạm đội Pháp được tiếp tế tại Malta. Hompesch cho triệu tập một hội đồng để thảo luận có nên cho phép người Pháp vào cảng hay không và đi đến quyết định chỉ cho cùng lúc 4 chiếc thuyền cập cảng. Đây là một quyết định theo một quy tắc cũ cấm cùng lúc hơn 4 chiếc thuyền của một quốc gia Thiên chúa giáo cập cảng Malta trong thời gian chiến sự.
Vào ngày 10/06, Napoleon gửi một tối hậu thư được viết và ký tên bỏi Caruson,và nó được chuyển cho Hompesch. Lá thư đề cập đến việc Napoleon thất vọng vì Hội đã không cho phép nhiều tàu Pháp vào cảng hơn, và nó đề cập đến lực lượng mạnh mẽ của quân Pháp cũng như bất cứ kháng cự nào cũng vô ích. Lá thư cũng yêu cầu Hompesch đồng ý một thỏa thuận để tránh các hành động thù địch. Đây coi như là bắt đầu xem Hội là kẻ địch của người Pháp, nhưng lá thư cũng hứa sẽ tôn trọng tôn giáo, phong tục và tài sản của người dân Malta.
Ngày 10/06: Quân Pháp đổ bộ và kháng chiến
Sáng ngày 10/06, quân Pháp bắt đầu đổ bộ ở bốn địa điểm khác nhau trên các đảo Malta: Vịnh St. Paul, St. JulianMarsaxlokktrên đảo chính Malta và khu vực xung quanh vịnh Ramla trên đảo Gozo. Vị trí bản đồ đảo Malta đảo Gozo: https://www.google.co.jp/maps/place/Popeye+Village/@35.9609177,14.2266705,11z/data=!4m5!3m4!1s0x130e4c5303391b07:0x7bc29eb4dba25401!8m2!3d35.9609177!4d14.3411064
Ngày 10–12/06: Tình hình tại khu vực cảng biển
Sau khi đổ bộ thành công, đã có sự hỗn loạn, hoang mang cũng như bất mãn lan rộng ở VallettaCottonera. Thủ lĩnh và Hội đồng vẫn đang tập hợp tại cung điện, cùng với một số hiếp sĩ. Các giáo sĩ tổ chức một đám rước với tượng Thánh Paul và cầu nguyện cho lòng xót thương. Hai người Pháp trong thành phố bị ám sát vì bị nghi ngờ họ dính líu với cuộc xâm lược. Có một số mối lo sợ rằng tù binh trong nhà tù nô lệ sẽ nổi loạn. Nỗi sợ người Malta nổi dậy chống lại Hội càng tăng cao khi có hai hiệp sĩ trẻ bị ám sát tại Cottonera.
Bên trong thành phố, có một số thế lực ủng hộ người Pháp cũng như đối nghịch với họ. Một số thành viên người Pháp trong Hội đã học hỏi về nền Cộng hòa và ủng hộ Napoleon. Jean de Bosredon de Ransijat, một chỉ huy và là một lãnh đạo của Hội đồng thời là thư ký tài chính, đã bị giam tại pháo đài St. Angelo sau khi ông tuyên bố một lá thư gửi Hompesch chỉ ra rằng ông sẽ không chiến đấu chống quân Pháp và mong muốn duy trì trung lập trong cuộc đụng độ. Một số gây áp lực cho Hompesch đàm phán với Napoleon để đi đến một số điều khoản hòa bình, đại diện của Malta cũng đã kiến nghị Thủ lĩnh để đình chiến.
Trong khi đó, các pháo đài ở khu vực cảng biển tiếp tục chống cự quân xâm lược. Pháo đài RicasoliManoel đứng vững trước một số cuộc tấn công và họ chỉ đầu hàng sau khi Hội ký hiệp ước đầu hàng. Quân Pháp bao vây pháo đài Tigné và nã pháo vào nó nhiều lần trong ngày 11-12/06, những người lính phòng thủ ở đây không biết gì về việc đàm phán và họ từ bỏ pháo đài vào ngày 12-13/06, người Pháp tất nhiên nhanh chóng chiếm pháo đài sau đó.
Ngày 11–12/06: Đàm phán và đầu hàng
Hội đồng cuối cùng quyết định yêu cầu đình chiến. Monsieur de Fremaux, lãnh sự của Cộng hòa Batavian, đã được chọn để mang lá thư yêu cầu đình chiến cho người Pháp. Vì Fremaux đã lớn tuổi, Monsieur Mélan, một thành viên trong đội phụ tá đã mang lá thư đi thay ông ta và ông đến kỳ hạm của Pháp L’Orient lúc 09:00 sáng ngày 11/06. Mélan trở lại chuyển lời là Napoleon sẽ gửi một phái viên đến, và khoảng 12:00 tướng Junot đến với một phái đoàn nhỏ. Một số hiệp sĩ của Hội có thiện cảm với người Pháp cũng tham gia với ông, bao gồm cả Ransijat người đã được trả tự do sau một thời gian ngắn bị giam cầm.
Hompesch và các thành viên của Hội đồng Nhà nước đón đoàn phái viên, và họ đồng ý ngừng bắn trong 24 giờ, còn cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trên kỳ hạm L’Orient. Ngày 12/06, Napoleon và các đại diện của Hội và đảo Malta đã ký một công ước quy định Hội giao Valletta và các pháo đào trên đảo Malta cũng như chủ quyền quần đảo cho người Pháp. Người Pháp hứa sẽ đền bù cho Thủ lĩnh một lãnh địa thay cho việc mất Malta. Họ hứa sẽ tôn trọng tài sản riêng của các hiệp sĩ và người Malta. They promised to respect the private property of individual knights and the Maltese. Họ đồng thời hứa sẽ cho Thủ lĩnh cũng như các hiệp sĩ Pháp, Cisalpine, La Mã, Ligurian và Cộng hòa Helveti một số tiền trợ cấp.
Thỏa thuận cũng nêu rõ, các pháo đài Manoel, Tigné, St. Angelo, BirguSenglea, phòng tuyến Santa MargheritaCottonera phải đầu hàng người Pháp trước 12:00 ngày 12/06. Các công sự Valletta, chiến tuyến Floriana, pháo đài Saint Elmo, pháo đài Ricasoli và các phòng tuyến còn lại phải đầu hàng trước 12:00 ngày tiếp theo. Hải quân của Hội phải đượcc chuyển giao cho sĩ quan Pháp trước 12/06. Đến ngày 12–13/06, người Pháp đã chiếm toàn bộ hòn đảo cũng như các công sự ở đây. Họ cũng chiếm được khoảng 1200 khẩu pháo, 40000 súng hỏa mai, 1,500,000 pound (680,000 kg) thuốc súng, 2 tàu chiến tuyến (ships of the line), 1 tàu hộ vệ (frigate) và 4 tàu galley.
Sau khi chiếm được Malta, Napoleon đến Valletta ngày 13/06. Ông ở lại đây 6 ngày, đêm đầu ở Banca Giuratale và sau đó ở Palazzo Parisio, sau đó đa số quân Pháp lại lên tàu đến Ai Cập. Tướng Vaubois ở lại đảo với một lực lượng đồn trú để duy trì hiện diện trên đảo, đồng thời thiết lập chiếm đóng trên đảo Malta. Trong thời gian ngắn ngủi ở đây, Napoleon đã chỉ đạo triệt để cải cách chính quyền và xã hội người Malta theo lý tưởng của Cộng hòa Pháp.
Vài ngày sau khi đầu hàng, Thủ lĩnh và nhiều hiệp sĩ rời đảo, mang theo một số tài sản có thể di chuyển được, cùng một số di vật và biểu tượng. Hội được vua Paul I của Nga cho trú ẩn, người sau này được một số thủ lĩnh tôn xưng là Thủ lĩnh. Hội cũng dần phải triển thành Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta vẫn còn tồn tại đến ngày nay dù có chủ quyền nhưng không có lãnh thổ.
Hầu hết người Malta ban đầu vui mừng khi Hội bị trục xuất và cảm mến người Pháp, nhưng họ nhanh chóng thay đổi ý kiến khi người Pháp từ chối trả các khoản nợ của Hội, đưa ra thuế mới, từ chối trả tiền trợ cấp, ra luật hạn chế đặc quyền của nhà thờ và bắt đầu cướp bóc nhà thờ. Chỉ trong 3 tháng, người Malta nổi dậy chống lại quân chiếm đóng, và chiếm quyền kiểm soát nhiều hòn đảo với sự hỗ trợ của người Anh, Naples và Bồ Đào Nha. Quân Pháp đồn trú tại VallettaCottonera đã đứng vững cuộc bao vây trong suốt 2 năm, trước khi Vauboisđầu hàng người Anh năm 1800, biến Malta thành bảo hộ quốc của Anh trong 164 năm.
Chuyện khi mình mạnh, mình đi xâm lược người khác là chuyện bình thường, thực ra Việt Nam chúng ta lúc mạnh cũng tấn công các nước nhỏ xung quanh, nếu không, từ chỗ đồng bằng sông Hồng, làm sao có được chữ S kéo xuống đến tận Cà Mau ngày nay? Thành ra nếu muốn đất nước vững mạnh, thì đầu tiên quốc gia phải giàu, dân phải giỏi mới được, vậy quốc lực mới mạnh mẽ và lâu bền.
Hết phần 13.
#Napoleon #Napoleonphan13





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *